Định vị bản thân - Clip ý nghĩa về giáo dục con người

Đoạn video nói về một người đàn ông đứng trước một phiên toàn với đầy đủ các đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Ông trình bày về vấn đề giáo dục hiện nay. Mở đầu phiên tòa, ông dẫn câu nói của Albert Einstein từng nói: “Ai cũng là thiên tài”.

Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn. Thưa quý ông, quý bà bồi thẩm đoàn, trên phiên tòa hôm nay là hệ thống giáo dục hiện đại, cảm ơn vì đã đến. Không những họ bắt cá phải leo cây mà còn bắt chúng ta đi xuống dốc và bắt phải chạy đua. Hãy trả lời tôi “Các người tự hào về điều đó ư? Biến hàng triệu con người thành robot, việc đó vui lắm sao? Các người có thấy bao đứa trẻ giống con cá đó không? Phải bơi ngược dòng mà chẳng bao giờ nhận ra tài năng của mình, tự nghĩ rằng chúng thật ngu ngốc và tin rằng chúng thật vô dụng?”. Giờ khắc đã điểm, không chần chừ nữa, tôi thách nền giáo dục bước lên thanh minh về tội danh giết chết sự sáng tạo, giết chết tính cá nhân và xúc phạm trí tuệ. Đó là một thể chế cổ hủ đã sống dai hơn công dụng của nó. Thưa quý tòa, để kết lại cho phần mở đầu của tôi, nếu được đưa ra bằng chứng cho điều đó tôi sẽ chứng minh được điều này.

Người đàn ông đã đưa ra dẫn chứng sự phát triển thay đổi của điện thoại, xe hơi ngày nay so với 150 năm trước mọi thứ đều thay đổi. Thế nhưng, lớp học ngày nay với lớp học 150 năm trước lại không có gì khác mấy. Vậy là suốt hơn một thế kỷ, không có gì thay đổi.

Các người nói là giúp bọn trẻ chuẩn bị cho tương lai? Nhưng với bằng chứng vừa rồi, tôi muốn hỏi: Các ông giúp bọn trẻ chuẩn bị cho tương lai hay là cho quá khứ? Tôi nghiên cứu về các người, và lịch sử cho thấy các người được tạo ra để đào tạo công nhân cho nhà máy, vì thế các người xếp học sinh gọn gàng vào một khuôn, bắt chúng ngồi im và giơ tay khi muốn phát biểu, nghỉ trưa chỉ kịp ăn và nhồi sọ 8 tiếng mỗi ngày. À còn bắt chúng cạnh tranh để giành điểm A nữa. Một kí tự đánh giá chất lượng sản phẩm. Hồi đó khác bây giờ, chúng ta đều có quá khứ, bản thân tôi không phải Gandhi, nhưng ngày nay chúng ta không cần những con rối vô hồn. Thế giới đã tiến bộ, giờ đây chúng ta cần những người có tư duy sáng tạo, đột phá, sáng suốt, độc lập và có khả năng kết nối. Mọi nhà khoa học đều khẳng định mỗi bộ não đều độc nhất và nếu nhà nào có 2 cháu trở lên đều hiểu rõ điều này. Vậy tại sao các người lại áp đặt lên chúng những cái khuôn bánh hay nón một cỡ bằng mấy thứ rác rưởi “một cỡ cho tất cả”? Nhưng nếu bác sĩ phát thuốc giống hệt nhau cho mọi bệnh nhân thì sẽ thật thảm kịch, rất nhiều người sẽ bệnh nặng. Nhưng khi nói về giáo dục, chuyện y hệt đang diễn ra: sai lầm trong giáo dục. Khi giáo viên đứng trước 20 đứa trẻ, mỗi đứa đều có đặc điểm, nhu cầu, tài năng và ước mơ khác nhau. Nhưng các người dạy chúng giống hệt nhau? Thật thảm hại! Thưa quý ông, quý bà, bị cáo này không đáng được dung thứ, có lẽ đây là một trong những tội ác tày đình nhất từng xảy ra. Và hãy nói về cách các người đối đãi với nhân viên. Thật xấu hổ, nghề giáo viên là nghề quan trọng nhất trên đời nhưng lương lại quá thấp. Không ngạc nhiên khi có quá nhiều người trẻ bị đối xử bất công. Thật lòng mà nói, lẽ ra lương giáo viên phải bằng lương bác sĩ. Vì bác sĩ có thể phẫu thuật tim để cứu mạng một đứa trẻ; nhưng một giáo viên giỏi có thể chạm tới trái tim đó và giúp đứa trẻ sống thực sự. Giáo viên là những người hùng thường bị vu oan nhưng đó không phải là vấn đề. Họ làm việc trong một hệ thống quá bó buộc và thiếu quyền tự do. Chương trình giảng dạy được tạo ra bởi những người mà bản thân họ chưa học những điều đó một ngày nào trong đời. Họ bị ám ảnh bởi những bài kiểm tra chuẩn. Họ cho rằng những câu hỏi trắc nghiệm có thể định nghĩa thành công. Thật là kỳ quặc! Thực tế là “những bài kiểm tra này quá thô thiển và lẽ ra nên bỏ đi”. Nhưng đó không phải là lời của tôi. Đó là lời của Frederick J. Kelly, người đã phát minh ra bài kiểm tra chuẩn. Ông nói và tôi trích dẫn lại “những bài kiểm tra này quá thô thiển và lẽ ra nên bỏ đi”.

Kính thưa quý ông bà bồi thẩm đoàn, nếu cứ tiếp tục thế này, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tôi không tin hệ thống giáo dục nhưng tôi tin vào con người. Và nếu chúng ta có thể sửa đổi y tế, xe hơi hay tài khoản facebook thì nghĩa vụ của chúng ta là sửa đổi nền giáo dục để nâng cấp nó, thay đổi nó, bỏ tư tưởng cổ hủ đi vì nó quá vô dụng. Hãy thay nó bằng một tư tưởng mới hướng tới từng em học sinh một. Đó là nhiệm vụ của chúng ta. Thay vì một giá trị chung, hãy chạm tới giá trị của từng trái tim trong từng lớp học. Tất nhiên môn toán cũng rất quan trọng nhưng không hơn nghệ thuật hay khiêu vũ. Hãy công bằng với mọi tài năng. Nghe giống như giấc mơ hoang đường nhưng các nước như Phần Lan đang làm được điều đó. Thời gian lên lớp ít hơn, thu nhập giáo viên nhiều hơn, không có bài tập về nhà, tập trung vào sự hợp tác chứ không phải sự đua tranh. Nhưng đây mới là điều quan trọng nhất, hệ thống giáo dục của họ tiên tiến hơn bất kì quốc gia nào khác trên thế giới. Những nơi khác, như Singapore đang thành công vang dội. Những trường học như Montessori những chương trình như Khan Academy. Không có một giải pháp cho mọi vấn đề nhưng hãy tiếp tục vì dù học sinh chỉ chiếm 20% dân số, chúng là 100% tương lai của chúng ta. Hãy trân trọng ước mơ của chúng. Không ai nói trước được ta có thể đạt được điều gì. Đây là thế giới tôi đặt niềm tin, một thế giới nơi mà cá không bị ép buộc phải leo cây. Tôi tin như vậy!

 Khóa học Định vị bản thân liên quan