- Tầm quan trọng của kế toán kho
Kế toán kho (hay còn gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho) là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành (cùng với Kế toán doanh thu, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán,…) làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp.
Kế toán kho là một bộ phần không thể thiếu của các doanh nghiệp, bởi trong quá trình sản xuất nào cũng còn tồn động những hàng tồn kho. Kế toán phải hàng ngày kiểm tra, ghi chép, lập chứng từ, báo cáo xuất nhập tồn,…
- Các đầu việc và nhiệm vụ chung của kế toán kho
Kế toán kho chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập - xuất - tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do Thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp
- Công việc hàng ngày của kế toán kho
- Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện Nhập/Xuất kho.
- Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong phạm vi quyền hạn hoặc báo cáo lên cấp trên để kịp thời giải quyết.
- Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống
- Kiểm soát nhập xuất tồn kho.
- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty.
- Thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa trong kho, lên kế hoạch xuất - nhập hàng hóa trình Kế toán trưởng xem xét và phê duyệt.
- Thường xuyên theo dõi công nợ nhập - xuất hàng hóa; định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định.
- Định kỳ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hòa hư hỏng, hết hạn sử dụng.
- Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chêch lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng Kế toán để được xử lý.
- Hạch toán việc xuất - nhập hàng hóa, nguyên vật liệu; thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí
- Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
- Lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Kho; đồng thời kiến nghị những vấn đề liên quan đến công việc của Kế toán kho.
- Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
- Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
- Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất).
- Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
- Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định
- Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nghề kế toán kho
Để làm kế toán kho, bạn phải có kiến thức chuyên môn về kế toán; sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm kế toán và phần mềm quản lý văn phòng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải trung thực, thật thà, cẩn thận, chăm chỉ và sáng tạo trong công việc; có tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập...
Cơ hội thăng tiến của kế toán kho rất rộng mở. Từ vị trí kế toán kho, bạn có thể phát triển lên các vị trí cao hơn: kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính,…