1.Khái niệm ngành kỹ thuật
Ngành kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình. Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra, tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể trở thành người làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau.
2. Đặc điểm nhân sự ngành kỹ thuật
2.1 Đặc điểm nhân sự ngành
Ngành kỹ thuật yêu cầu nhân viên trong ngành phải có kỹ năng phân tích tuyệt vời, phải liên tục kiểm tra mọi thứ và nghĩ cách giúp mọi việc hoạt động tốt hơn. Đây là bản năng của người làm ngành kỹ thuật.
Ngành kỹ thuật yêu cầu phải chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết. Lỗi nhỏ nhất có thể làm cho toàn bộ cấu trúc bị hỏng, do đó mỗi chi tiết phải được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thành dự án.
Người thành công trong ngành kỹ thuật là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi họ thường xuyên phải trò chuyện, đàm phán, thương lượng với khách hàng, và các kỹ sư khác làm việc cùng nhau trong một dự án.
Xã hội phát triển, công nghệ cũng thay đổi nhanh chóng, do đó người làm trong ngành kỹ thuật luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức về những nghiên cứu, phát minh mới để phục vụ cho công việc của mình.
Người thành công trong ngành kỹ thuật là người có tính sáng tạo, và có thể nghĩ ra các ý tưởng mới, phát minh mới để phát triển hệ thống mới và làm việc hiệu quả hơn.
Nhờ có tư duy logic, những người làm trong ngành kỹ thuật có thể tạo ra những sản phẩm, những hệ thống khoa học phức tạp và có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động cũng như các vấn đề phát sinh của những hệ thống đó.
Các kỹ sư thành công có kỹ năng giải toán tuyệt vời. Kỹ thuật là một ngành khoa học phức tạp, nó liên quan đến những phép tính khó, yêu cầu các kỹ sư phải giải nó một cách chính xác.
Ngành khoa học yêu cầu nhân viên của họ phải có kỹ năng giải quyết vấn đề sắc bén. Họ thường xuyên phải xử lý các vấn đề phát sinh của hệ thống, do đó họ phải có khả năng tìm ra vấn đề nó xuất phát từ đâu và cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Một người thành công trong ngành kỹ thuật luôn hiểu rằng họ là một phần của đội nhóm lớn, vì vậy họ phải làm việc cùng nhau, với các bộ phận liên quan khác để cùng tạo ra sự thành công của một dự án nào đó.
Người làm trong ngành kỹ thuật phải biết các chương trình máy tính và các hệ thống khác được sử dụng trong dự án kỹ thuật để phục vụ cho công việc của mình.
2.2 Môi trường làm việc của nhân sự ngành kỹ thuật
Hầu hết nhân viên ngành kỹ thuật làm việc trong các tòa nhà văn phòng, phòng thí nghiệm, hoặc các nhà máy công nghiệp.
Những người khác có thể làm việc ngoài trời tại các địa điểm xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí, các công trình mà họ quản lý, chỉ đạo các hoạt động hoặc giải quyết các vấn đề tại chỗ. Một số người phải đi công tác ở các nhà máy hoặc các công trình xây dựng.
Nhiều kỹ sư làm việc một tuần 40 giờ. Đôi khi, do thời hạn hoặc thay đổi về các tiêu chuẩn thiết kế, buộc kỹ sư phải làm việc thêm giờ.
3. Những vị trí công việc, nghề thường gặp trong ngành kỹ thuật