16. Khái niệm đặc điểm nhân sự ngành dịch vụ

1.Khái niệm ngành dịch vụ

"Dịch vụ" là "một lĩnh vực rất rộng"Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất ra, trong tổng sản phẩm quốc dân, sự đóng góp của khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiến bộ văn minh nhân loại, lĩnh vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú.

Dịch vụ không chỉ ở các ngành phục vụ như lâu nay người ta vẫn thường quan niệm, hoặc như gần đây khái niệm dịch vụ được định nghĩa: “Dịch vụ là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm”, mà nó phát triển ở tất cả các lĩnh vực quản lý và các công việc có tính chất riêng tư (tư vấn về sức khoẻ, trang trí tiệc).Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.

2. Đặc điểm nhân sự ngành dịch vụ

2.1 Đặc điểm nhân sự

Hiện nay, nền kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó, ngành dịch vụ cũng từng bước tăng mạnh. Nhu cầu nhân sự của ngành dịch vụ luôn cao, và đây trở thành mục tiêu nghề nghiệp của rất nhiều bạn sinh viên. Để thành công trong ngành dịch vụ, bạn nên hiểu rõ đặc điểm và môi trường làm việc của ngành dịch vụ.

  • Hòa đồng, dễ gần

Đặc điểm chung của ngành dịch vụ yêu cầu bạn luôn phải có thái độ tốt, là một người có tính cách hòa đồng và dễ gần. Bởi ngành dịch vụ luôn phải tiếp xúc với khách hàng, cho nên bạn phải khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với dịch vụ mà bạn cung cấp. Hòa đồng, dễ gần giúp bạn có thể gây thiện cảm được với khách hàng.

  • Đồng cảm 

Đồng cảm là đặc điểm rất quan trọng đối với các nhân viên ngành dịch vụ, họ phải đặt mình vào vị trí của người khác. Đồng cảm giúp nhân viên ngành dịch vụ giữ được nét mặt tươi cười của mình ngay cả khi khách hàng la hét vào mặt bạn về lỗi mà không liên quan tới bạn. Đồng cảm giúp người làm ngành dịch vụ có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của khách hàng, kể cả họ đang lo lắng hay giận dữ.

  • Có khả năng tập trung cao

Khi làm việc, nhân viên ngành dịch vụ phải luôn tập trung cao độ vào công việc. Bạn phải luôn chú ý vào công việc của mình và sẵn sàng giải quyết các tình huống phát sinh để đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ mà công ty bạn cung cấp. 

  • Kiên nhẫn và linh hoạt trong mọi tình huống

Công việc hàng ngày của nhân viên ngành dịch vụ là phải tiếp xúc với nhiều khách hàng cùng một lúc. Mỗi một khách hàng có một tâm trạng khác nhau - họ có thể vui vẻ, hoặc tức giận. Vì thế, bạn cần có tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết tình huống một cách linh hoạt, phù hợp với tâm trang, cảm xúc của khách hàng.

  • Giao tiếp tốt

Điều quan trọng mang tới thành công cho nhân viên ngành dịch vụ là bạn phải là người ăn nói giỏi. Giao tiếp tốt cùng với kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp bạn trở thành nhân viên xuất sắc, và ghi điểm trong mắt khách hàng, giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn.

2.2 Môi trường làm việc của nhân sự ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ có rất nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp, như: nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, lễ tân, nhân viên chăm sóc khách hàng,,... Tùy thuộc vào vị trí công việc khác nhau mà bạn có thể làm việc ở trong các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, spa, thẩm mỹ viện. Giờ làm việc là theo ca, 8h/ ngày và 40h/ tuần.

3. Một số lĩnh vực dịch vụ thường gặp trong ngành dịch vụ

  • Ngân hàng
  • Bảo hiểm
  • Dịch vụ y tế
  • Dịch vụ Khách sạn, Nhà hàng
  • Dịch vụ Đào tạo
  • Dịch vụ Giao thông công cộng
  • Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông
  • Kinh doanh bất động sản
  • Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền

 Bài viết thuộc chủ đề 16. Dịch vụ