Mô tả nghề Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô

  1. Tầm quan trọng của Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy

Nếu xe ô tô hoặc xe máy của bạn bị hỏng thì Kỹ thuật viên sửa chữa sẽ giúp bạn khắc phục điều đó. Do đó, nhân sự ngành này như “vị cứu tinh” của bạn, giúp các phương tiện giao thông được hoạt động trơn tru; giúp bảo dưỡng xe, duy trì tuổi thọ lâu dài của xe.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy

Nhiệm vụ chung của Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy là nhận xe của khách hàng; kiểm tra xe đang gặp vấn đề nào và sửa chữa.

  1. Công việc hàng ngày của nghề Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy
  • Thực hiện các công việc chuyên môn công nghệ kỹ thuật ô tô, dịch vụ bao gồm: dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và phụ kiện ô tô, xe máy, đấu nối điện, động cơ ô tô, các hệ thống điện tử theo yêu cầu của tổ trưởng trên lệnh sửa chữa
  • Kiểm tra tình trạng hư hỏng của xe, đưa ra kết luận và giải pháp khắc phục
  • Đảm bảo chất lượng, tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất
  • Thực hiện đúng theo quy trình thông qua bảng kế hoạch xưởng và nội dung yêu cầu
  • Chủ động kiểm tra yêu cầu khi nhận vật tư, lên phương án sản xuất, thay thế vật tư
  • Chịu trách nhiệm trước xưởng dịch vụ về chất lượng các sản phẩm đã thực hiện
  • Thông báo cho tổ trưởng tất cả các phát sinh trong quá trình sửa chữa
  • Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc, vệ sinh nhà xưởng và khu vực sản xuất
  • Bảo quản các máy móc, dụng cụ đồ nghề theo đúng định kì, thực hiện và duy trì tại xưởng,...
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của nghề Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy

Dù bạn là kỹ thuật viên lâu năm hay là một thợ sửa chữa ô tô mới vào nghề thì việc nắm bắt các kỹ năng trong sửa chữa ô tô là một kiến thức bắt buộc phải trau dồi thường xuyên nếu muốn trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.

Để trở thành Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, xe máy giỏi; bạn cần nắm vững quy trình sửa chữa các hệ thống máy, điện, gầm, động cơ; cách thức tổ chức, sắp xếp tại nơi làm việc; nắm vững cách sử dụng, bảo quản các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho công việc; nắm vững các kỹ thuật sử dụng các thiết bị, dụng cụ; hiểu biết về các loại vật liệu bôi trơn; hiểu rõ các cấu tạo, hư hỏng, nguyên nhân và cách sửa chữa các hư hỏng của một hoặc nhiều hệ thống khác nhau...

Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn cần có kỹ năng làm việc, ứng xử chuyên nghiệp. Điều đơn giản là chúng ta đang làm nghề bán dịch vụ sửa chữa, và các chủ gara luôn tin tưởng những người có khả năng làm cho chất lượng của gara nâng cao hơn là một người chỉ biết sửa.

Cơ hội thăng tiến của nghề này cũng khá cao. Nếu có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bạn có thể được lên chức Kỹ sư trưởng; Trưởng phòng kỹ thuật,…