Ngành công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
Cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng: chia thành 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:
Một số ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp chủ yếu đào tạo ra các kỹ thuật viên. Do đó, người làm kỹ thuật đòi hỏi phải có tư duy logic. Công việc của kỹ thuật viên chủ yếu xoay quanh xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống, thiết bị. Đặc thù công việc liên quan đến giải quyết các vấn đề, sự cố do đó đòi hỏi người làm phải có khả năng phân tích và tư duy logic tốt mới có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề.
Khả năng sáng tạo của nhân sự ngành này được vận dụng trong việc tạo ra và phát triển các hệ thống mới, làm sao để mọi thứ đạt được kết quả tốt nhất. Hoặc sự sáng tạo cũng đòi hỏi rất cao trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo.
Ngành công nghiệp có nhiều ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ. Do đó, nhân sự ngành này phải yêu thích, đam mê khám phá công nghệ; nắm bắt các phần mềm quản lý, phần mềm kỹ thuật mới để tối ưu hóa và cải tiến hiệu suất cho con người. Công nghệ không ngừng thay đổi buộc con người cũng phải không ngừng thay đổi, bạn phải cập nhật cái mới nhanh chóng, kịp thời để không bị lạc hậu.
Dù bạn có giỏi chuyên môn đến mấy cũng phải giỏi cả trong giao tiếp. Bạn phải truyền đạt các ngôn ngữ chuyên ngành kỹ thuật phức tạp sang các ngôn ngữ quen thuộc hàng ngày để khách hàng có thể hiểu được bản chất. Một người có kỹ năng giao tiếp giỏi cũng sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc.
Nhân sự ngành công nghiệp đòi hỏi phải có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm. Bởi môi trường làm việc của bạn không chỉ là những người cùng vị trí, cấp bậc mà còn phải làm việc với cấp trên. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải làm việc cùng tổ, nhóm công nhân dưới công xưởng. Các bộ phận làm việc với nhau cần hiểu để hoàn thiện được tốt công việc.
Nhân sự ngành công nghiệp phải rèn luyện cho mình khả năng giải quyết vấn đề. Để giải quyết được vấn đề trước hết đòi hỏi bạn phải có khả năng nhìn nhận ra vấn đề, để từ đó mới đưa ra được giải pháp, đề xuất giải quyết.
Nhân sự ngành nghề nào cũng cần kiến thức chuyên môn tốt. Bạn càng am hiểu kiến thức, bạn càng áp dụng vào thực tế công việc một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu làm về ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần có kiến thức chuyên về bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ngoài ra, bạn cũng phải nắm được kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng...
Ngành công nghiệp là ngành chung, nó bao gồm nhiều ngành, nghề nhỏ khác nhau. Do đó, môi trường làm việc của ngành công nghiệp cũng đa dạng, linh động. Tùy vào vị trí, nhân sự ngành công nghiệp có thể làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp lại tập trung nhiều nhân sự làm việc trong các công xưởng, nhà máy.