Bảo vệ là người phụ trách giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật, sự kiện nào đó. Người bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của một cá nhân hay một pháp nhân khác, góp phần giữ gìn an ninh trật tự cho toàn xã hội.
Là một nhân viên bảo vệ bạn cần nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định và mệnh lệnh của cấp trên. Đây là phẩm chất rất quan trọng cho sự thành công của hoạt động bảo vệ, vì nếu không tôn trọng pháp luật sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, điều này đồng nghĩa với việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Do đó, người có tính kỷ luật cao là người chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, coi đó là những chỉ dẫn cần chấp hành. Đồng thời, trong quá trình làm việc, nếu có gặp khó khăn thì cần báo cáo lại với cấp trên để được hỗ trợ kịp thời.
Cuối cùng, người có tính kỷ luật cao cần thực hiện nghiêm túc các kế hoạch công tác đã được đề ra, phối hợp với đồng nghiệp, tôn trọng tập thể.
Nghề bảo vệ thường gặp nhiều khó khăn nhất định, bởi vậy muốn hoàn thành nhiệm vụ cần phải biết chịu đựng, bền bỉ để vượt qua mọi gian khổ.
Yêu nghề, có chí tiến thủ cao là những phẩm chất không thể thiếu của một người bảo vệ chuyên nghiệp. Làm bất cứ nghề gì cũng cần phải có sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn tận tâm, tận lực, hết mình với nó. Bởi nếu bạn có niềm tin với nghề, yêu nghề thì bạn mới muốn gắn bó lâu dài với nghề, mới có ý chí vươn lên, phấn đấu với nghề.
Đây là những phẩm chất thể hiện cho ý chí của con người. Chúng chỉ bộc lộ và nảy sinh trong các tình huống khi gặp nguy hiểm - những tình huống xuất hiện trong các hoạt động bảo vệ mục tiêu của những bảo vệ chuyên nghiệp. Hai phẩm chất này luôn đi liền với nhau để giải quyết công việc, khi phải gặp những tình huống đặc biệt như cháy nổ, gây rối trật tự,...
Đây là một trong những phẩm chất đáng quý và cần có đối với mỗi người chứ không riêng gì bảo vệ. Còn đối với bảo vệ, đức tính này còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Trung thực, thật thà tức là không làm điều gian dối, không quanh co, không làm những việc bất lương, ăn cắp, ăn trộm; không làm những việc trái với luân thường đạo lý, với đạo đức và lương tâm của bản thân. Đồng thời, không che giấu những hành vi sai trái, luôn phải báo cáo đúng sự thật, đầy đủ và minh bạch.
Nhiều người cho rằng, ngành bảo vệ không cần giao tiếp tốt, họ chỉ cần đảm bảo đúng chức vụ của mình, nghe lời mệnh lệnh. Thế nhưng, quan niệm này không đúng. Bởi nếu bạn làm bảo vệ cho tòa nhà, bạn còn phải giao tiếp với khách, cư dân trong tòa nhà. Nếu giao tiếp kém, bạn có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tòa nhà.
Với một số vị trí như làm vệ sĩ cho các cán bộ cấp cao, làm bảo vệ trong sự kiện, bạn bắt buộc phải làm việc với một tập thể. Do đó, các thành viên cần có sự kết hợp, hiểu ý nhau để có thể bảo vệ được chủ, khách hàng của mình.
2.2. Môi trường làm việc của ngành bảo vệ
Tùy vào vị trí công việc mà những người làm việc trong ngành bảo vệ đảm nhiệm, địa điểm làm việc sẽ khác nhau như ở trong trường học, bệnh viện hay các tòa nhà cao tầng,…