Đặc điểm nhân sự ngành Du lịch

  1. Khái niệm ngành Du lịch

Ngành Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Ngành du lịch được ra đời bởi nhu cầu xã hội cần được đi tham quan, nghỉ ngơi, giải trí ở các địa điểm khác nhau trên đất nước hoặc trên toàn thế giới. Ngành du lịch cũng góp phần quảng bá hình ảnh của điểm đến, nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống đồng thời cũng giúp phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Du lịch
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Du lịch
  • Yêu thích sự dịch chuyển

Người làm nghề du lịch phải là người hướng ngoại, yêu thích sự dịch chuyển. Họ phải là người có đam mê, mong muốn được đến các vùng miền để khám phá cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa và con người ở những nơi xa lạ. Ngành du lịch phải di chuyển khá nhiều và vất vả, do đó, phải thực sự yêu thích họ mới có thể vượt qua được những khó khăn đó.

  • Có kiến thức chuyên môn sâu, ham học hỏi

Người làm ngành du lịch buộc phải có kiến thức dồi dào về xã hội, lịch sử, văn hóa và con người. Những hiểu biết này sẽ giúp họ tư vấn, dễ dàng thuyết phục khách hàng. Ngoài ra, đối với nghề hướng dẫn viên du lịch, họ phải là người có kiến thức để có thể thuyết minh cho khách du lịch. Kiến thức tốt chuyên sâu sẽ làm khách hàng có thái độ khác hẳn. Bởi họ không chỉ gây thiện cảm về cách ứng xử mà còn là một người thông minh, hiểu biết.

  • Có khả năng giao tiếp tốt

Ngành du lịch là một ngành dịch vụ, do đó, nhân sự làm trong ngành này phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, với người lạ chưa từng quen biết. Vì vậy, khả năng giao tiếp là thực sự cần thiết. Nếu họ không thể giao tiếp tốt, không thể dễ dàng làm quen với khách hàng, họ sẽ không thể tư vấn tour du lịch, hay làm hướng dẫn viên du lịch…

    1. Môi trường làm việc của ngành Du lịch

Với đặc thù ngành nghề môi trường làm việc của ngành du lịch rất đa dạng, họ có thể làm việc trong văn phòng (bộ phận booking), hoặc họ sẽ di chuyển đến khắp mọi miền tổ quốc hay thậm chí là đi nhiều quốc gia trên thế giới.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp của ngành Du lịch
  • Nhân viên tư vấn tour du lịch
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Quản trị du lịch, khách sạn
  • Quản trị du lịch và lữ hành
  • Giám đốc công ty du lịch
  • Trưởng phòng booking
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng
  • Quản lý du lịch
  • Marketing du lịch
  • Lễ tân khách sạn

 Bài viết thuộc chủ đề 47. Du lịch