Đặc điểm nhân sự ngành Công nghệ cao

  1. Khái niệm ngành Công nghệ cao

Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Trình độ CNC có thể phân thành 4 mức độ: Công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung bình tiên tiến, công nghệ trung bình.

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển Công nghệ cao trong 4 lĩnh vực chủ yếu là:

  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ vật liệu mới
  • Công nghệ tự động hóa
  1. Đặc điểm nhân sự ngành Công nghệ cao
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Công nghệ cao
  • Có khả năng suy luận tốt, tư duy logic

Ngành Công nghệ cao chuyên đào tạo ra các kỹ sư. Do đó, người làm kỹ thuật đòi hỏi phải học tốt các môn tự nhiên như toán, lý,… và có tư duy logic. Bởi nếu biết suy luận tốt, có tư duy, họ sẽ dễ dàng tìm ra vấn đề kỹ thuật đang mắc phải và họ giải quyết vấn đề một cách trơn tru.

  • Cẩn thận, kiên trì

Đây chính là đức tính cần thiết để bạn có thể thành công dù làm trong bất cứ công việc nào: lớn hay nhỏ, khó hay dễ. Riêng đối với ngành này, đây là một yêu cầu không thể thiết vì nếu thiếu cẩn thận, cẩu thả, bừa bãi, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình làm việc. Từ những sai lầm nhỏ của một kỹ sư có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thu nhập hay thậm chí là uy tín của cả một công ty lớn.

  • Khả năng làm việc theo nhóm, chịu được áp lực công việc cao

Công nghệ cao là ngành có khối lượng công việc rất nhiều cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.

  • Có khả năng ngoại ngữ tốt

Học ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến với thành công trong lĩnh vực này. Bởi công nghệ ở Việt Nam còn hạn chế, các trường đào tạo mới chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản định hướng. Do đó, họ phải biết ngoại ngữ để có thể đọc hiểu, cập nhật những công nghệ tiên tiến ở nước ngoài. Có như vậy, trình độ của các kỹ sư mới được nâng cao.

    1. Môi trường làm việc của ngành Công nghệ cao

Môi trường làm việc của ngành Công nghệ cao vô cùng chuyên nghiệp và khắc nghiệt. Tùy từng vị trí, bạn có thể làm việc trong văn phòng, công xưởng; bạn phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc, thiết bị.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Công nghệ cao

Ngành Công nghệ cao bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một vài vị trí có mức thu nhập cao mà bạn có thể tham khảo:

  • Kỹ sư ngành robot và tự động
  • Kỹ sư điện
  • Kỹ sư điều khiển hệ thống
  • Kỹ sư ngành năng lượng
  • Kỹ sư đo kiểm khí cụ
  • Kỹ sư ngành ứng dụng công nghiệp
  • Kỹ sư ngành ô tô/phương tiện đi lại
  • Kỹ sư Y khoa/Sinh học
  • Kỹ sư phát triển phần mềm không kết nối internet
  • Kỹ sư ngành điện từ và bức xạ
  • Kỹ sư phần mềm internet/phát triển web
  • Kỹ sư phần cứng máy tính
  • Kỹ sư phân tích hệ thống không kết nối internet
  • Kỹ sư xử lý tín hiệu
  • Kỹ sư mạch điện và thiết bị điện
  • Kỹ sư không gian vũ trụ và hệ thống điện tử
  • Kỹ sư khoa học địa lý và viễn thám
  • Kỹ sư ngành trí tuệ nhân tạo
  • Quản lý kỹ thuật

 Bài viết thuộc chủ đề 59. Công nghệ cao