Đặc điểm nhân sự ngành sản xuất

  1. Khái niệm ngành sản xuất

Sản xuất (production) là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản, đất đai (đầu vào cơ bản) và/hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm, sản lượng, đầu ra). Hoạt động này chủ yếu được khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp - tức người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các đầu vào nhân tố - được coi là doanh nhân hay nắm giữ năng lực kinh doanh.

Ngành sản xuất bao gồm các hoạt động kinh tế của con người; là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Những vấn đề chính để đưa ra quyết định sản xuất:

  • Sản xuất cái gì?
  • Sản xuất như thế nào?
  • Sản xuất cho ai?
  • Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:

  • Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản
  • Khu vực hai của nền kinh tế: Khai thác mỏ, Công nghiệp chế tạo (công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng
  • Khu vực ba của nền kinh tế, hay Khu vực dịch vụ
  1. Đặc điểm nhân sự ngành sản xuất

2.1 Đặc điểm nhân sự ngành sản xuất

  • Có kiến thức chuyên môn

Trong ngành sản xuất, kiến thức chuyên môn được coi là yếu tố cần thiết nhất. Khi có kiến thức chuyên môn sâu rộng, họ có thể xây dựng kế hoạch chiến lược làm việc đúng đắn và hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

  • Có tác phong chuyên nghiệp

Một nhân viên giỏi buộc phải có tác phong chuyên nghiệp, làm việc có tính kỷ luật. Nếu không có những phẩm chất đó, họ sẽ không thể hoàn thành công việc đúng tiến độ hoặc các khâu sản xuất dễ xảy ra nhiều lỗi, sai sót.

  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong số những kỹ năng không thể thiếu của một nhân sự trong ngành sản xuất. Ví dụ như trong ngành sản xuất da giày, tuy mỗi người một khâu nhưng từng khâu phải phải có sự phối hợp với nhau thì hoạt động sản xuất mới trơn tru, đạt hiệu quả cao nhất, rút ngắn thời gian.

2.2 Môi trường làm việc của ngành sản xuất

Tùy vào từng ngành nghề sản xuất khác nhau sẽ có những môi trường làm việc khác nhau như: trong nhà máy, xí nghiệp, văn phòng (sản xuất nội dung)…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành sản xuất

Tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề mà ngành sản xuất có những công việc, vị trí khác nhau. Dưới đây là một số công việc trong ngành sản xuất:

  • Giám đốc sản xuất
  • Chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Giám sát sản xuất
  • Trưởng phòng sản xuất
  • Trợ lý sản xuất
  • Công nhân gia công
  • Biên tập viên (sản xuất nội dung)
  • Công nhân cơ khí chế tạo máy
  • Nhân công chế biến
  • Nhân công bảo quản
  • Sản xuất vật liệu xây dựng
  • Sản xuất hàng tiêu dùng
  • Kiểm soát chất lượng
  • Quản soát rủi ro

 Bài viết thuộc chủ đề 62. Sản xuất