1. Khái niệm ngành xây dựng
Ngành xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác. Ngành xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng.
2. Đặc điểm nhân sự ngành xây dựng
2.1 Đặc điểm nhân sự ngành xây dựng
Những người làm trong ngành xây dựng phải chịu trách nhiệm rất lớn về cả thiết kế lẫn thực hiện toàn bộ dự án. Họ phải có khả năng lãnh đạo một đội ngũ chuyên gia, bao gồm các nhà khảo sát, nhà quản lý xây dựng, kỹ thuật viên, nhà thầu, kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị, kỹ sư vận chuyển và những người khác, cũng như các cơ quan hoạch định chính phủ. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố quyết định quan trọng để hoàn thành một dự án đúng thời hạn và ngân sách.
Những người làm việc trong ngành xây dựng thường phải đối mặt với những vấn đề phức tạp và phải có khả năng xác định cách tiếp cận hợp lý nhất để đối phó với chúng, cũng như đánh giá hiệu quả và chính xác các điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp. Do đó, họ phải có tư duy logic tốt.
Tầm nhìn lớn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà những người làm việc trong ngành xây dựng cần có. Khả năng nhìn xa trông rộng giúp họ có thể xác định và giải quyết các vấn đề nhỏ trước khi chúng có thể trở thành vấn đề lớn.
Vì những người làm việc trong ngành xây dựng phải tương tác với rất nhiều chuyên gia nên họ phải có khả năng giao tiếp tốt. Họ phải có kỹ năng "lắng nghe tốt" để có hiểu nhu cầu của khách hàng và truyền đạt ý tưởng của họ bằng lời nói và bằng văn bản cho khách hàng một cách dễ hiểu nhất.
Các kiến thức toán học, bao gồm đại số, hình học, lượng giác, tính toán và số liệu thống kê là rất quan trọng đối với những người làm việc trong ngành xây dựng, bởi họ phải áp dụng các công thức và nguyên tắc toán học phù hợp trong công việc thiết kế cũng như giải quyết vấn đề. Vì ngân sách dự án và chi phí là một phần không thể tách rời, do đó họ cũng phải thông thạo việc đọc và giải thích bảng tính tài chính. Bên cạnh đó, họ cũng phải có kiến thức về vật lý để áp dụng chúng vào việc thiết kế, và tính toán vật liệu xây dựng, phân tích đất và các yếu tố môi trường khác. Ngoài ra, họ cũng cần có kỹ năng thiết kế kiến trúc, làm việc với các bản thiết kế, bản đồ, bản vẽ và mô hình, cũng như các chương trình máy tính được sử dụng trong thiết kế kiến trúc và xây dựng.
2.2 Môi trường làm việc của ngành xây dựng
Tùy vào vị trí công việc mà những người làm việc trong ngành xây dựng đảm nhiệm, địa điểm làm việc sẽ khác nhau như ở ngoài công trường, trong công xưởng hay trong văn phòng.
3.Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành xây dựng