1.Tầm quan trọng và vị trí của nhân viên Marketing trong đơn vị tổ chức
Nhân viên Marketing thuộc bộ phận Marketing của một Tổ chức. Tùy theo quy mô của Tổ chức, nhân viên Marketing làm việc dưới sự quản lý chỉ đạo của trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing, hoặc có thể là Giám đốc điều hành của Công ty.
Là người triển khai trực tiếp các đầu công việc liên quan đến Marketing do vậy nhân viên Marketing là người nắm rõ những thông điệp truyền thông, phong cách Marketing của tổ chức. Đồng thời nắm rõ kế hoạch Marketing chung của nhau để phối hợp ăn ý tạo ra sự cộng hưởng Marketing trên mọi phương diện đạt hiệu quả tối đa hỗ trợ bán hàng.
2. Những đầu việc mà vị trí nhân viên Marketing phụ trách, nhiệm vụ chung
Marketing là một ví trí tuy nhiên sẽ có nhiều nhiệm vụ, một Marketing không thể nắm bắt và đảm nhiệm hết công việc trong phòng Marketing, do vậy nhân viên Marketing có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ như sau:
Xác lập chiến lược marketing và marketing hỗn hợp, lập kế hoạch marketing và chương trình hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hoá mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.
Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại,… Chỉ ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất những kiến nghị về chế tạo sản xuất sản phẩm mới, đề ra chính sách chủng loại sản phẩm hợp lý, nghiên cứu hoàn thiện bao gói sản phẩm.
Mô tả công việc các nhân viên bộ phận marketing |Nhiệm vụ chính của bộ phận Marketing của doanh nghiệp
Nghiên cứu các kiểu kênh phân phối, thiết lập hệ thống (mạng lưới) phân phối sản phẩm, xác định các mối quan hệ về sở hữu, về lợi ích, về hợp tác, về thông tin trong hệ thống phân phối, các địa điểm tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, tuyển chọn nhân viên bán hàng, tổ chức các kho tàng và các phương tiện, bảo quản sản phẩm hàng hoá,…
Kiểm soát các yếu tố chi phí phân tích sự biến đổi của chi phí cố định và chi phí biến đổi trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, xây dựng các mức giá dự kiến, tiến hành phân tích hoà vốn để chỉ ra những sản phẩm có triển vọng tiêu thụ nhất, làm giá phân biệt để khai thác tối ưu các đoạn của thị trường.
Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, xúc tiến bán hàng,… Tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm hàng hoá và về doanh nghiệp, đánh giá tác dụng của quảng cáo, lựa chọn các phương tiện của quảng cáo, tổ chức triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng,…
3. Công việc hằng ngày của vị trí nhân viên Marketing
4. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến của nhân viên Marketing
Cho dù khoa học công nghệ có phát triển mạnh mẽ tới đâu thì Marketing vẫn là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Thay đổi có chăng là ở hình thức và phương tiện, công cụ Marketing. Do vậy cơ hội phát triển bền vững của ngành Marketing cùng với sự phát triển của xã hội gần như là song hành.
Với vị trí nhân viên Marketing là vị trí nhân sự đầu tiên khi bước vào ngành do vậy cơ hội thăng tiến trong ngành là vô cùng lớn. Các vị trí mà khi nhân viên Marketing có đủ năng lực và kinh nghiệm có thể phát triển lên là Phó phòng Marketing, Trưởng phòng Marketing, Giám Đốc Marketing, Giám Đốc Điều Hành.