Mô tả vị trí điều dưỡng

  1. Tầm quan trọng và vị trí của công việc điều dưỡng

Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên.

Nếu như bác sĩ là người trực tiếp lên phác đồ điều trị bệnh thì điều dưỡng viên đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ, quan tâm tới lợi ích của người bệnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù Y học hiện đại nhưng máy móc kĩ thuật không thể thay thế con người trong việc tác động đến cảm xúc và thích ứng  nhu cầu đa dạng của mỗi cá nhân. Do đó vai trò của điều dưỡng mãi mãi không thể thay thế trong bước phát triển của ngành Y.

  1. Các đầu việc mà nghề điều dưỡng phụ trách

Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.

  1. Công việc hàng ngày của nghề điều dưỡng

Các công việc hằng ngày mà điều dưỡng viên phải làm đó là:

  • Tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe, chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc dinh dưỡng
  • Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật, dùng thuốc và theo dõi thuốc cho người bệnh
  • Chăm sóc người bệnh hô hấp và người bệnh tử vong
  • Thực hiện các kĩ thuật điều dưỡng, theo dõi và đánh giá người bệnh
  • Đảm bảo an toàn, phòng ngừa sai sót chuyên môn kĩ thuật trong chăm sóc người bệnh, ghi chép hồ sơ bệnh án.
  1. Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nghề điều dưỡng

Để theo nghề điều dưỡng, bạn phải có tấm lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ; khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy; tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu; kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ; có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng…

Điều dưỡng viên nếu hết lòng cố gắng trong công việc của mình hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được bổ nhiệm hoặc thăng cấp lên các vị trí như: trưởng bộ phận điều dưỡng hoặc trưởng ban điều dưỡng.

 Bài viết thuộc chủ đề 11. Y tế