Mô tả vị trí giám đốc bệnh viện

  1. Tầm quan trọng của Giám đốc bệnh viện

Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện từ điều hành đến quản lý các phòng, khoa, ban ngành trong bệnh viện.

  1. Các đầu việc mà nghề giám đốc bệnh viện phụ trách

Các đầu việc chủ yếu mà Giám đốc bệnh viện đảm nhiệm là lãnh đạo và điều hành quản lý bệnh viện, đưa ra những chỉ thị và có hướng giải quyết, đề xuất  với cấp trên về tình hình hoạt động và công tác của bệnh viện. Họ là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng  ngân sách của bệnh viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu, chi theo đúng quy định của nhà nước, thường xuyên kiểm tra công tác kế toán để chống thất thu, tham ô, lãng phí…

  1. Công việc hàng ngày của Giám đốc bệnh viện
  • Quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị y tế và tài sản khác trong bệnh viện.
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới. Hướng về cộng đồng để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
  • Đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới, hướng dẫn học viên đến thực hành tại bệnh viện.
  • Làm nghiên cứu khoa học tổng kết rút kinh nghiệm về khám bệnh, chữa bệnh nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
  • Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
  • Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động và công tác bảo hộ lao động.
  • Mở rộng hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo viện theo quy định của Nhà nước
  • Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo theo quy định. Khi có những vấn đề đặc biệt đột xuất phải báo cáo ngay để xin ý kiến cấp trên.
  • Giáo dục động viên các thành viên trong bệnh viện thực hiện tốt nhiệm cụ của bệnh viện
  • Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chẩn, kiểm thảo người bệnh tử vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện.
  • Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm  quyền.
  • Kiểm tra, xem xét, quyết định thu, chi tài chính.
  • Thành lập các hội đồng tư vấn.
  • Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm quyền về việc đề bạt, khen thưởng kỷ luật đối với thành viên trong bệnh viện.
  • Đình chỉ những hoạt động của các thành viên trong bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện  hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ người bệnh.
  • Khi vắng mặt tại bệnh viện phải uỷ quyền cho Phó giám đốc.
  • Không được quyền ra những quyết định trái với luật pháp và trái với quy chế bệnh viện.
  1. Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của Giám đốc bệnh viện

Để có thể vươn tới vị trí Giám đốc bệnh viện, bạn cần phải rèn luyện kiến thức cũng như trình độ chuyên môn cao. Họ đã phải phấn đấu từ vị trí bác sĩ, Phó/Trưởng khoa trong nhiều năm…

Bên cạnh đó, để làm lãnh đạo, giám đốc bệnh viện phải giỏi quản lý. Nếu không có kĩ năng này, họ sẽ không biết cách điều phối công việc, nhân sự, quản lý tài chính,…

 Bài viết thuộc chủ đề 11. Y tế