26. Đặc điểm nhân sự ngành mỹ phẩm

  1. Khái niệm ngành Mỹ phẩm

Ngành mỹ phẩm là ngành cung cấp những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Những sản phẩm này thường được dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể. Ngoài ra, nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc.

Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa; sản phẩm dưỡng da. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo còn được gọi là mỹ phẩm trang điểm.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Mỹ phẩm
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Mỹ phẩm
  • Luôn ý thức về cái đẹp cho bản thân và mọi người

Người làm trong ngành mỹ phẩm phải là người cực kì yêu cái đẹp, họ ý thức được mình phải đẹp trong mắt người đối diện. Mọi người thường biết đến quan niệm ngày xưa “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; tuy nhiên quan niệm ngày nay đã khác. Xã hội hiện đại, mọi người ý thức được cái đẹp, họ không chỉ cần đẹp nết mà còn phải đẹp người. Do đó, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao. Và người làm trong ngành mỹ phẩm hiểu được điều đó, họ muốn làm đẹp cho bản thân và muốn mang cái đẹp đến cho mọi người.

  • Có kiến thức sâu rộng về làm đẹp, các loại mỹ phẩm

Khi làm bất cứ ngành nghề gì, bạn đều cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề đó. Ví dụ, bạn làm về ngành mỹ phẩm, bạn phải có kiến thức về làm đẹp: cách chăm sóc da, dưỡng da, chăm sóc tóc, cách trang điểm… Kiến thức về mỹ phẩm tốt, bạn sẽ tạo ấn tượng và tin tưởng đối với mọi người.

  • Có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt

Bạn có kiến thức chuyên môn giỏi nhưng bạn không giao tiếp tốt và bạn không biết trình bày làm sao cho thuyết phục thì mọi người sẽ khó nhận thức được về nhu cầu làm đẹp và không thể thuyết phục được người khác mua sản phẩm mỹ phẩm của bạn. Ví dụ, khách hàng sẽ không thể lựa chọn sản phẩm dưỡng da nếu bạn chỉ nói rằng sản phẩm này rất tốt, em đã dùng rồi. Khi bạn nói vậy, họ sẽ không thể tin tưởng bởi họ chỉ là người mua hàng và chưa được kiểm chứng. Do đó, người làm trong ngành mỹ phẩm phải là người sở hữu làn da đẹp, tự chăm sóc làm đẹp cho bản thân. Từ việc trực tiếp sử dụng, bạn mới rút ra được những kinh nghiệm. Khi hiểu được những kiến thức này thông qua giao tiếp tốt, biết cách trình bày, bạn mới có thể tư vấn cho khách hàng, thuyết phục người khác mua hàng.

    1. Môi trường làm việc của ngành Mỹ phẩm

Các nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty có nhà máy sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu và thành phẩm, các đại lý bán hàng... Do đó, người làm ngành mỹ phẩm có thể làm việc trong văn phòng công ty, showroom bán hàng,…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành mỹ phẩm
  • Beauty Blogger
  • Nhân viên bán mỹ phẩm
  • Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm online
  • Phó/ Trưởng phòng kinh doanh
  • Phó Giám đốc/ Giám đốc kinh doanh
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mỹ phẩm
  • Kiểm soát chất lượng mỹ phẩm
  • Giám sát sản xuất mỹ phẩm
  • Giám đốc sản xuất
  • Giám đốc điều hành