Khái niệm đặc điểm nhân sự ngành in ấn

1. Khái niệm ngành In ấn

In ấn hay ấn loát là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấybìa các tôngni lôngvải... bằng mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong ngành xuất bản.

In ấn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong học tập, in ấn tạo ra sách vở, lưu trữ kiến thức, tạo ra nguồn tài liệu có tính đồng bộ cho người học, giúp ích cho việc học tập. Trong kinh doanh, in ấn chính là một công cụ phục vụ cho quá trình quảng cáo, truyền thông sản phẩm, thông qua việc in ấn tờ rơi, poster, catalogue,… Trong cuộc sống thường ngày, hầu như các vật xung quanh chúng ta đều có dấu ấn của ngành in ấn, từ những quyển lịch, tờ báo, bì thư đến những chiếc túi giấy, túi nilon,…

2. Đặc điểm nhân sự ngành In ấn

    1. Đặc điểm nhân sự ngành In ấn
  • Có tư duy thiết kế, sáng tạo, thẩm mỹ cao

Ngành in ấn đòi hỏi người làm việc phải có tư duy về thẩm mỹ, sáng tạo cao để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Nếu không có sự sáng tạo thì sản phẩm sẽ rất đơn điệu, nhàm chán, dập khuôn và không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Và người có thẩm mỹ sẽ hiểu về nguyên tắc phối màu, bố cục,… từ đó cho ra các sản phẩm bắt mắt, độc đáo.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Một kỹ năng cũng khá quan trọng trong ngành in ấn đó là kỹ năng làm việc nhóm. Nghề này sẽ phải làm theo dây chuyền; các bộ phận sẽ kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ, đối với việc in ấn phẩm quảng cáo, sau khi nhân viên thiết kế xong, họ cần đưa ra yêu cầu như thông số, màu cần in, chất liệu,… Nhân viên kỹ thuật in sẽ in thử để biết đã đạt chuẩn yêu cầu hay chưa, nếu chưa thì cần có sự thay đổi màu in…

  • Có kiến thức chuyên môn ngành in

Nhân sự ngành in ấn phải có kiến thức về sản xuất in, các kiến thức hóa lý cơ bản ứng dụng trong ngành in, lý thuyết màu, công nghệ tạo khuôn in, công nghệ in. Hoặc họ phải trang bị kiến thức về thiết kế và xử lý dữ liệu cho in sách, báo, tạp chí, bao bì, nhãn hàng, ấn phẩm quảng cáo,…; biết chế tạo khuôn in cho tất cả các phương pháp in khác nhau; vận hành thành thạo các thiết bị in công nghiệp...

2.2 Môi trường làm việc ngành In ấn

Ngành In ấn chủ yếu là làm việc trong trong văn phòng, nhà in…, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

3. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp

  • Nhân viên photocopy
  • Nhân viên thiết kế in ấn
  • Nhân viên thi công cắt chép
  • Nhân viên vật liệu chất liệu
  • Nhân viên kỹ thuật in
  • Kỹ thuật viên máy tính
  • Kỹ thuật viên máy móc
  • Quản lý cơ sở