Mô tả nghề Chuyên viên quản lý vốn đầu tư

  1. Tầm quan trọng của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư

Vị trí này có vai trò là người trực tiếp thực hiện quản lý vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ quy định doanh nghiệp và pháp luật, hướng tới sự chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không có người quản lý vốn đầu tư giỏi sẽ gây thất thoát, thiệt hại về ngân sách. Và tất nhiên, doanh nghiệp, công ty đó có thể có nguy cơ bị phá sản.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư

Nhiệm vụ chính của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư là triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư; xây dựng, ban hành các văn bản nội bộ và hướng dẫn nghiệp vụ trong quản lý vốn đầu tư; hợp tác thân thiện, hiệu quả với các đơn vị, cá nhân trong toàn hệ thống.

  1. Công việc hàng ngày của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư

Dưới đây là bản mô tả công việc của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư tại một ngân hàng:

  • Tham mưu cho Phó trưởng phòng/ Trưởng phòng về quản lý vốn đầu tư tại ngân hàng;
  • Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin, diễn biến thị trường vốn đầu tư nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề phù hợp;
  • Xây dựng danh mục đầu tư hằng năm và thực hiện quản lý, đầu tư chứng khoán theo quy định của ngân hàng và pháp luật;
  • Lập, xây dựng phương án đầu tư, phương thức hợp tác đầu tư với đối tác;
  • Đánh giá, phân tích hiệu quả dự án góp vốn đầu tư;
  • Thực hiện các thủ tục đầu tư theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng tại doanh nghiệp: soạn thảo tờ trình, đàm phán hợp đồng, các văn bản liên quan đến góp vốn vào doanh nghiệp và hợp đồng, các văn bản liên quan đến đầu tư;
  • Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan bán chéo sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp;
  • Tham gia công tác quản trị, điều hành tại các doanh nghiệp góp vốn, công ty con, công ty liên kết;
  • Thực hiện theo dõi, tổng hợp, báo cáo, doanh thu lợi nhuận lãi, lỗ các khoản đầu tư mình theo dõi quản lý, tình hình chi trả cổ tức của doanh nghiệp góp vốn;
  • Xử lý các công văn phiếu ý kiến liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp góp vốn;
  • Thực hiện phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư; đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý và xử lý nợ; trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, các biện pháp trong việc quản lý và thu hồi nợ theo quy định của ngân hàng và pháp luật;
  • Quản lý hồ sơ, chứng từ, tài liệu phát sinh tại Phòng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của ngân hàng và pháp luật.
  • Tư vấn, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho các đơn vị trong toàn hệ thống về nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư.
  • Xây dựng, trình ban hành các văn bản nội bộ và hướng dẫn nghiệp vụ trong quản lý vốn đầu tư.
  • Hợp tác thân thiện, hiệu quả với các đơn vị, cá nhân trong toàn hệ thống vì mục tiêu chung của ngân hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước Trưởng/Phó trưởng phòng, các cấp lãnh đạo và pháp luật về kết quả công việc được giao.
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Chuyên viên quản lý vốn đầu tư

Để làm được vị trí này, bạn phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư; am hiểu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, đầu tư tài chính, quản lý vốn đầu tư. Ngoài ra, bạn cần có các tố chất, khả năng: tiếp nhận thông tin nhanh, phân tích nhạy bén, và có khả năng đàm phán và thương thuyết; quan sát, hiểu diễn biến của vấn đề và có thể giải quyết vấn đề độc lập; có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát tiến độ công việc.

Tính trung thực, bảo mật thông tin, đáng tin cậy; tinh thần trách nhiệm cao, dấn thân trong công việc... cũng rất cần thiết đối với vị trí này.