Đặc điểm nhân sự ngành Game

  1. Khái niệm ngành Game

Video game (gọi tắt là game) là một dạng trò chơi điện tử liên quan đến tính tương tác với một giao diện người sử dụng để tạo ra một phản hồi hình ảnh trên một thiết bị hiển thị (video) như màn hình TV, kính thực tế ảo, màn hình máy tính.

Để chơi được game online thì bắt buộc phải có kết nối với mạng internet. Các game thủ sẽ có sự tương tác với nhau hay người chơi có thể tương tác với hệ thống máy chủ của trò chơi ngay trong thời gian thực.

Game online được chia thành nhiều thể loại game khác nhau. Chẳng hạn như game hoạt động dựa trên quá trình mã hóa, game có phần đầu tư đồ họa ấn tượng mà nhiều game thủ có thể chơi cùng nhau. Thế giới game online còn được coi như một dạng xã hội thu nhỏ mà ở đó các người có sự tương tác với nhau. Thậm chí còn có sự phân cấp vai vế rõ ràng giữa các người chơi vơi nhau, nó vượt qua khỏi những quy tắc của một xã hội theo định nghĩa thông thường.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành game

2.1 Đặc điểm nhân sự ngành game

  • Có tính sáng tạo

Người làm trong ngành game buộc phải là người có đầu óc sáng tạo. Bởi hiện nay, xu hướng ngành game ngày càng phát triển, họ buộc phải sáng tạo ra các loại game độc đáo để thu hút được người chơi. Game phải có câu chuyện, luật chơi, hình ảnh hấp dẫn, sáng tạo.

  • Có sự tìm tòi, chủ động

Người làm trong ngành game phải có tính tìm tòi. Họ phải luôn tìm tòi những cái mới để chủ động áp dụng ngay vào công việc mình đang làm. Nếu họ không có ý tưởng đột phá, không cập nhật những cái mới trong game thì họ sẽ tự bị đào thải, thụt lùi.

  • Thông minh, nhanh nhẹn

Những người làm trong ngành game là người rất thông minh. Để nghĩ ra một chương trình game, họ phải xây dựng một câu chuyện, cách thức dẫn dắt hợp lí, các luật chơi hấp dẫn cho người chơi. Hoặc nếu là game thủ, họ sẽ phải nghĩ ra phương án tốt nhất cho nhân vật game của mình đến được điểm đích, đạt thứ hạng cao với thời gian ngắn nhất.

2.2 Môi trường làm việc của ngành game

Tùy vào từng vị trí trong ngành game mà nhân sự ngành này có thể làm ở những nơi khác nhau. Đối với người phát triển game có thể làm việc tại văn phòng, game thủ làm ở phòng chơi game hay ở nhà đối với người livestream và ở studio đối với người mẫu game.

  1. Các vị trí làm việc, nghề nghiệp thường gặp của ngành game
  • Game thủ chuyên nghiệp
  • Streamer
  • Game designer
  • Game Artist
  • Game Developer
  • Game Tester
  • Người mẫu game
  • Quản lý sản xuất game
  • Thẩm định game
  • Giám đốc sản xuất game

 Bài viết thuộc chủ đề 53. Game