Mô tả nghề Game tester

  1. Tầm quan trọng của Game tester

Game tester là người làm việc cho các công ty sản xuất game, để kiểm tra kỹ các game trước khi phát hành ra công chúng. Còn được gọi là thử nghiệm game beta, người thử nghiệm trò chơi nhận được một phiên bản của trò chơi ở giai đoạn gần cuối cùng. Sau đó họ phải chơi trò chơi một vài lần, từ đầu đến cuối, để phát hiện lỗi hoặc trục trặc trong trò chơi. Game tester đóng vai trò cần thiết cho mọi nền tảng và thể loại game. Tùy thuộc vào vị trí và công ty, người kiểm tra sẽ chơi trò chơi trên nền Xbox, Playstation, Nintendo Wii, PC, mobile... Trò chơi nhập vai, trò chơi trực tuyến nhiều người chơi, trò chơi hành động và trò chơi học tập chỉ là một số thể loại trò chơi mà game tester phải chơi và đánh giá kỹ lưỡng trước khi phát hành.

Ở vai trò này, bạn sẽ phải lặp đi lặp lại 1 thao tác trong game trong một khoảng thời gian khá dài, đào xới mọi vật thể, ngóc ngách để tìm ra lỗi.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chính của Game tester

Game tester chịu trách nhiệm kiểm tra các phiên bản của game, tìm ra lỗi. Người kiểm tra trò chơi trải qua nhiều giờ trước màn hình tivi hoặc màn hình máy tính và thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại bằng tay. Không nhất thiết phải ngồi trong một văn phòng, điều quan trọng là cho các game thủ có một môi trường yên tĩnh và thư giãn để dành sự chú ý đầy đủ của họ để chơi game.

  1. Công việc hàng ngày của Game tester
  • Chơi game
  • Kiểm tra lỗi của game
  • Báo cáo game: chức năng đã kiểm tra, các lỗi game,...
  • Ghi cảm nhận và đánh giá game
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Game tester

Một tester hoàn hảo không chỉ là người chơi game đơn thuần mà thường phải có khả năng diễn đạt tốt (cả viết lẫn nói), có khả năng làm việc theo nhóm... Điều quan trọng là họ thực sự yêu thích game, có một cảm hứng vô bờ khi khám phá những game mới hay không ngừng tìm hiểu về lịch sử, cốt truyện, các tính năng game. Nếu bạn có đam mê, bạn có thể ngồi chơi game suốt cả ngày mà không cảm thấy nhàm chán.

Công việc áp lực là thế, nhưng bên cạnh đó cũng có những niềm hứng khởi, những đỉnh cao mà tester nào cũng khao khát. Hơn nữa, đây được coi là bước đệm để có cơ hội làm việc trong ngành công nghệ game, bởi trong quá trình làm việc bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với hai đối tượng: lập trình viên và kỹ sư đồ họa. Đôi khi, những tester giỏi có thể trở thành những người thiết kế game. Ngoài ra, họ còn có cơ hội trở thành người quản lý chất lượng (QA manager), giám sát và điều hành công việc của nhiều tester cho 1 hoặc 2 game lớn.

 Bài viết thuộc chủ đề 53. Game