Đặc điểm nhân sự ngành Năng lượng

  1. Khái niệm ngành Năng lượng

Ngành Năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí đốt...) cho đến sản xuất điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng.

Vai trò của Công nghiệp năng lượng:

  • Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.
  • Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất.
  • Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cùng phát triển.
  • Thu hút những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại chế biến thực phẩm hoá chất, dệt...
  1. Đặc điểm nhân sự ngành Năng lượng
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Năng lượng
  • Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên

Kiến thức toán, khoa học tự nhiên giúp đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; giải các bài toán thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ năng lượng; phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan tới hệ thống năng lượng, điện - nhiệt bao gồm cả năng lượng tái tạo.

  • Có các kiến thức cơ sở về kỹ thuật

Họ phải có đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến các quá trình phân tích, đánh giá, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố, nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Hoặc họ phải thực hiện các công việc lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng các loại hệ thống năng lượng khác nhau: hệ thống năng lượng tòa nhà, nhà máy, khu công nghiệp, trang trại điện gió, điện mặt trời…

  • Không ngừng học hỏi cập nhật công nghệ mới

Đối với ngành kỹ thuật, các kỹ sư phải luôn luôn không ngừng học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm từ thực tế. Bên cạnh đó, họ phải cập nhật những công nghệ mới tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vào thực tế, giúp đất nước phát triển, không còn lạc hậu.

  • Có khả năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt được thể hiện thông qua báo cáo và thuyết trình trong môi trường trong nước cũng như quốc tế.

Ngoài ra, họ còn biết cách viết báo cáo, thuyết trình, sử dụng các công cụ biểu đồ, hình ảnh cho việc trao đổi thông tin, kiến thức trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng tìm kiếm và sử dụng các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công việc.

  • Khả năng làm việc nhóm tốt

Nếu bạn có khả năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ cùng nhau hoàn thành một công việc chung đúng tiến độ và chất lượng; dễ dàng thích nghi làm việc trong môi trường công việc liên ngành, đa văn hóa.

    1. Môi trường làm việc của ngành Năng lượng

Môi trường làm việc của ngành này chủ yếu là trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp hệ thống điện, hệ thống năng lượng,...

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Năng lượng
  • Chuyên viên nghiên cứu tái tạo năng lượng
  • Nhân công lọc hóa dầu
  • Kỹ sư giám sát thi công các dự án năng lượng
  • Kỹ sư hóa dầu
  • Nhân viên bán xăng dầu
  • Nhân viên phát triển thị trường, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện
  • Kỹ sư năng lượng
  • Kỹ sư thiết kế các hệ thống năng lượng tích hợp (điện – nhiệt – mặt trời – sinh khối)
  • Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị năng lượng
  • Kỹ sư kiểm định
  • Nhân viên bán hàng các sản phẩm, thiết bị năng lượng
  • Giảng viên
  • Nghiên cứu viên

 Bài viết thuộc chủ đề 54. Công nghiệp năng lượng