Mô tả nghề Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng

  1. Tầm quan trọng của Kỹ sư bán hàng lĩnh vực năng lượng

Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động bán hàng của bất kỳ một công ty sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm năng lượng. Họ chính là người thúc đẩy doanh thu cho công ty cũng như phổ biến tới khách hàng sản phẩm năng lượng sạch, bảo vệ môi trường,…

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng

Nhiệm vụ chung của nhân sự ngành này là tìm kiếm, tư vấn và bán các sản phẩm năng lượng cho khách hàng.

  1. Công việc hàng ngày của Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng
  • Chuẩn bị tài liệu và tổ chức các buổi hội thảo, workshop,... nhằm thuyết minh kỹ thuật, giải thích về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng
  • Tiếp xúc với khách hàng và trao đổi với các kỹ sư để đánh giá nhu cầu của thiết bị, xác định những yêu cầu cần có ở sản phẩm
  • Phối hợp với các đội bán hàng để hiểu rõ thêm về nguyện vọng của khách hàng và hỗ trợ bán hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm
  • Đảm bảo quy trình của các đơn hàng và tiến độ giao hàng
  • Lên kế hoạch và đề xuất chiến lược nâng cấp sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng
  • Giúp khách hàng giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong cài đặt thiết bị
  • Tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng

Sale Engineer trong ngành năng lượng mặt trời đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong bối cảnh nhân loại đối mặt với hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và sức ép từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo đang cạn kiệt thì giải pháp tìm đến nguồn năng lượng sạch đang được ưa chuộng hơn. Vì vậy, trong tương lai, kỹ sư bán hàng ngành này sẽ có nhiều cơ hội phát triển đáng kể trong sự nghiệp.

Đặc thù những sản phẩm, dịch vụ mang tính giải pháp, ứng dụng kỹ thuật trong ngành năng lượng mặt trời thường có giá trị cao. Khách hàng của ngành này không phải là các cá nhân đơn lẻ mà là các doanh nghiệp, các tổ chức, thậm chí là chính phủ.

Nghề này đòi hỏi bạn phải có thái độ “sẵn sàng” dấn thân vào nghề, rèn luyện các kỹ năng về chuyên môn và những hiểu biết về ngành. Thái độ ở đây chính là sự nghiêm túc trong việc lắng nghe nhu cầu của khách hàng, sự nghiêm túc trong việc tìm hiểu về sản phẩm, về ngành cũng như nghiêm túc trong việc theo đuổi khách hàng tới cùng. Bên cạnh đó, cũng như những nhân viên kinh doanh khác, một sales kỹ thuật cần có cả sự đam mê với ngành nghề, khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục và đặc biệt là phong thái tự tin, chuyên nghiệp để đem lại sự tin tưởng với khách hàng.

Từ vị trí Kỹ sư bán hàng ngành năng lượng, bạn có thể lên chức vụ Trưởng bộ phận, sau đó bạn sẽ thăng chức lên Trưởng phòng kinh doanh. Nếu bạn có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc thì bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc hoặc Giám đốc kinh doanh của công ty.

 Bài viết thuộc chủ đề 54. Công nghiệp năng lượng