Mô tả vị trí Chuyên viên quản trị rủi ro ngành chứng khoán vàng

  1. Tầm quan trọng của Chuyên viên quản trị rủi ro

Chuyên viên quản trị rủi ro là người có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp. Người đảm nhận vị trí này thường là những vị trí cấp cao của doanh nghiệp (có thể là Giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…).

Chuyên viên quản trị rủi ro giỏi sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư; đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các tình huống xấu nhằm xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp đầu tư và phát triển kinh doanh hiệu quả, đảm bảo hoạt động bền vững

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên quản trị rủi ro

Các đầu việc của Chuyên viên quản trị rủi ro là xác định những tình huống, vấn đề, sự kiện có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai; đồng thời quản lý, ngăn chặn và hạn chế các mức độ rủi ro để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.

  1. Công việc hàng ngày của Chuyên viên quản trị rủi ro
  • Thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu, đánh giá rủi ro liên quan đến cổ phiếu, doanh nghiệp
  • Đi tham doanh nghiệp để thu thập, xử lý thông tin nhằm thực hiện đánh giá rủi ro các hoạt động đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp
  • Thực hiện các báo cáo phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro với các chứng khoán cho vay sản phẩm tài chính
  • Đánh giá tình trạng nợ, xử lý nợ xấu
  • Theo dõi, đánh giá và cảnh báo rủi ro thị trường với cổ phiếu cho vay, sản phẩm cho vay
  • Đánh giá và nhận diện rủi ro quy trình nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tài chính
  • Kiểm tra tuân thủ
  • Đào tạo về quản trị rủi ro
  • Báo cáo tình trạng rủi ro: sản phẩm dịch vụ tài chính, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động khác
  • Các công việc khác theo phân công của Trưởng phòng
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Chuyên viên quản trị rủi ro

Ngày nay, các doanh nghiệp đều cần đến các nhân viên/chuyên viên về quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Do đó, ngành nghề này là rộng mở cho tất cả mọi người.

Nếu muốn làm việc trong vị trí này, bạn phải có kiến thức về tài chính, kinh tế, đầu tư, chứng khoán… Ngoài kiến thức chuyên môn cao, bạn còn phải có kinh nghiệm với vị trí này. Ví dụ, bạn phải có kinh nghiệm 2 năm trong ngành ngân hàng, chứng khoán. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm, bạn phải đã từng tham gia thực tập tại vị trí tương đương.

Không những thế, bạn phải có khả năng làm việc độc lập, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực công việc cao; kỹ năng thu thập thông tin, phân tích, viết báo cáo, thuyết trình tốt;...