Đặc điểm nhân sự ngành Địa chất

  1. Khái niệm ngành Địa chất

Địa chất là môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, các vật liệu hình thành Trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó, và các quá trình hoạt động của chúng. Nó bao gồm các nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Một phần quan trọng của địa chất học là nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc, các quá trình, cấu trúc của Trái Đất đã thay đổi như thế nào theo thời gian.

Ngành địa chất đóng vị trí rất quan trọng trong các hoạt động khai thác khoán sản, thăm dò đặt điểm của thủy văn, địa chất, thậm chí là cả dự báo dư chấn, phục vụ các công cuộc xây dựng công trình, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Các công việc liên quan đến ngành địa chất rất rộng, cơ hội tìm kiếm việc làm rất lớn.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Địa chất
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Địa chất
  • Có khả năng suy luận tốt, tư duy logic; sáng tạo tìm tòi

Đối với ngành này, họ thường phải nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ở những vùng đất mới, khu vực cần để xây dựng công trình lớn nào đó. Và khi nghiên cứu, ngoài việc có kiến thức chuyên sâu, họ còn phải có khả năng phân tích, tư duy để đưa ra những thông số kĩ thuật của chất liệu đất; đưa ra những kết luận trong quá trình nghiên cứu.

Nghề này đòi hỏi họ phải đi nhiều, khá vất vả, thậm chí là làm ngày làm đêm trong khu vực cần nghiên cứu. Do đó, họ phải là người ưa khám phá, yêu thích dịch chuyển, có đam mê với nghề thì mới theo được nghề.

  • Có kiến thức về các môn khoa học tự nhiên

Nhân sự ngành địa chất cần nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Do đó, họ phải có kiến thức tốt về toán, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý mới có thể lý giải được các hiện tượng diễn ra trong lòng đất.

  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Nhân sự ngành địa chất thường làm việc theo nhóm, do đó, họ cần có sự kết hợp làm việc tốt.

    1. Môi trường làm việc của ngành Địa chất

Làm việc trong lĩnh vực địa chất, họ được tiếp cận với những phương tiện hiện đại như máy bay chuyên dùng khi đi khảo sát chụp ảnh mặt đất, những tàu biển được trang bị tối tân khi khảo sát Đại dương, những dàn khoan lớn có thể khoan tới hàng ngàn mét vào lòng đất... giúp họ khám phá sự bí ẩn của lòng đất. Ngành địa chất cho phép con người có dịp được đi nhiều nơi để tìm hiểu về đất nước và con người trên các lãnh thổ khác nhau cũng như có dịp khám phá sâu vào lòng đất trên 10 km.

Họ có thể giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ hoặc làm việc ở các trung tâm và viện nghiên cứu địa chất, khoáng sản, các đơn vị đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, tìm kiếm - thăm dò khoáng sản cũng như các cơ quan quản lý, khai thác và sản xuất kinh doanh có liên quan đến địa chất hay tài nguyên khoáng sản thuộc trung ương hoặc địa phương, phòng kiểm định đá quý – mỹ nghệ…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Địa chất
  • Địa chất học: nghiên cứu, khảo sát địa chất phục vụ tìm tài nguyên thiên nhiên.
  • Địa chất thủy văn: nghiên cứu tìm kiếm, khai thác và xử lý nguồn nước ngầm phục vụ cho cuộc sống.
  • Địa chất công trình – địa chất kỹ thuật: nghiên cứu địa chất phục vụ cho công tác khảo sát địa chất dân dụng, công nghiệp từ đó có giải pháp thiết kế thi công móng nền phù hợp với công trình.
  • Nguyên liệu khoáng: nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khoảng sản và các công nghệ để chế biến khoáng sản.
  • Địa sinh thái, công nghệ môi trường: nghiên cứu địa chất dưới góc độ khai thác sao cho hợp lý nhằm bảo vệ môi trường.
  • Nhà khoa học địa chất
  • Kỹ sư địa chất

 Bài viết thuộc chủ đề 60. Địa chất