Mô tả vị trí nhân viên may

  1. Tầm quan trọng và vị trí của nghề nhân viên may

Hiện nay nghề may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả đất nước. Trong những năm qua, nghề may mặc là ngành có sức cạnh tranh cao và là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp tại Việt Nam. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh, hoàn toàn  đủ sức đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc...

Đây cũng là ngành đòi hỏi nhu cầu lao động cao, do đó ngành luôn thu hút và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

  1. Các đầu việc mà nhân viên may đảm nhiệm

Đầu việc chủ yếu mà nhân viên may đảm nhiệm là: nhận lệnh và cắt may theo mẫu, may sản phẩm và chỉnh sửa sản phẩm sau khi may, chỉnh sửa các sản phẩm lỗi của công ty.

  1. Công việc hằng ngày của nghề nhân viên may
  • Nhận lệnh sản xuất, may các sản phẩm theo mẫu
  • Nhận mẫu bìa và cắt vải theo yêu cầu của sản phẩm
  • Hoàn thiện sản phẩm
  • Kiểm tra sản phẩm
  • Đề xuất đóng góp những điểm chưa hợp lý trên sản phẩm
  • Thực hiện công việc theo yêu cầu như: chỉnh sửa những mẫu may chưa hợp lý, sản phẩm bị lỗi.
  1. Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nghề nhân viên may

Những cố gắng trong công việc, trong các công đoạn làm việc của bất cứ ai cũng sẽ đạt được những thành quả, công sức xứng đáng. Nhân viên may nếu hết lòng cố gắng trong công việc của mình hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được tăng lương hoặc đạt doanh số về hoa hồng. Hơn nữa, bạn có thể được bổ nhiệm lên các vị trí như: trưởng chuyền, trưởng bộ phận,… đảm nhiệm quản lý đội ngũ may mặc của công ty.

Nghề nhân viên cần sự tỉ mỉ, khéo tay và kiên trì. Và tất nhiên, công nhiên may luôn luôn phải nâng cao tay nghề.

 Bài viết thuộc chủ đề 13. Thời trang