15.1 Mô tả nghề nhân công may

1.Tầm quan trọng của nhân công may trong đơn vị tổ chức

Nhân công may trong nhà máy có vai trò trực tiếp tạo ra sản phẩm, tiếp xúc trực tiếp với dây truyền công nghệ, máy móc. Do vậy nhân công may quyết định 1 phẩn chất lượng, sự đồng bộ về sản phẩm cũng như sự  sai sót của sản phẩm.

Là bộ phận chiếm phần lớn nhân sự của đơn vị, tuy nhiên nhân công may là nhân sự dễ dàng thay thế, do công việc không quá phức tạp, người công nhân may phải luôn đối mặt với nguy cơ bị thay thế có thể do con người, có thể do máy móc công nghệ cao.

2. Nhiệm vụ chính của công nhân may

  • May sản phẩm, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch của đơn vị, tổ chức
  • Đảm bảo sự phối hợp giữa các dây truyền sản xuất với nhau

3. Công việc hằng ngày của nhân công may

3.1 Đối với nhân công may mẫu

  • Nhận hàng may từ tổ trưởng tổ may mẫu
  • Tiến hành kiểm tra mẫu vải, mẫu bìa và so sánh với hình ảnh được thiết kế.
  • Nếu phát hiện thiếu mẫu vải, mẫu bìa thì báo cho bộ phận liên quan bổ sung kịp thời, đảm bảo có đủ các chi tiết cần thiết để thực hiện việc may mẫu.
  • Tiến hành may mẫu theo yêu cầu, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn thiết kế.
  • Thực hiện chỉnh sửa sản phẩm may mẫu theo yêu cầu của nhân viên KCS.
  • Chủ động đề xuất những ý tưởng cải tiến quy trình may mẫu với cấp trên để nâng cao hiệu quả công việc của công nhân may mẫu

3.2 Đối với nhân công may công đoạn

  • Nhận yêu cầu may một công đoạn cụ thể từ tổ trưởng chuyền.
  • Tìm hiểu kỹ các yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng.
  • Thực hiện việc may công đoạn theo yêu cầu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
  • Thực hiện việc chỉnh sửa công đoạn đã may theo yêu cầu từ tổ trưởng chuyền, KCS

3.3 Nhân công may hoàn thiện

  • Nhận yêu cầu may hoàn thiện từ tổ trưởng chuyền.
  • Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn kỹ thuật về may hoàn thiện tương ứng với từng sản phẩm.
  • Thực hiện việc may hoàn thiện theo yêu cầu, đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng sản phẩm.
  • Phối hợp với tổ trưởng chuyền, nhân viên KCS chỉnh sửa sản phẩm cho đạt yêu cầu.

3.4 Các công việc chung khác

  • Định kỳ thực hiện việc điền vào bảng tự đánh giá kết quả công việc của bản thân theo quy định của doanh nghiệp.
  • Tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của tổ theo điều động của quản lý.
  • Tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề khi được doanh nghiệp tạo điều kiện.
  • Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.

4. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của nhân công may

Ngành dệt may Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm qua, đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhu cầu lao động của lĩnh vực này là rất lớn. Mỗi năm ngành tạo việc làm cho 2,2 triệu người, tạo thu nhập cho người lao động. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may trong những năm gần đây đã xếp hạng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần đáng kể cho vào tổng sản phẩm quốc gia và ngân sách của Việt Nam.

Nhân công may nếu có tay nghề cao và kinh nghiệm thì sẽ có cơ hội trở thành tổ trưởng tổ may, kiểm soát nhân công…