1.Khái niệm ngành Điện – Điện tử
Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử... Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.
Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện... trong một mạng lưới rộng lớn. Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn. Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động... là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết.
2. Đặc điểm nhân sự ngành Điện – Điện tử
2.1 Đặc điểm nhân sự
Điện - điện tử là một ngành nghề quan trọng trong đời sống hàng ngày hiện nay. Ngành thu hút lượng lón nhân sự. Và đây cũng là ngành học được khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo đuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn sinh viên nắm được đặc điểm và môi trường làm việc của ngành điện - điện tử.
Người làm ngành điện - điện tử phải hiểu rõ sản phẩm, kiến trúc và các giải pháp hiệu quả cho sản phẩm của mình. Họ phải có sự nhìn xa trông rộng về những gì họ đang làm, đang xây dựng và cách sản phẩm tương tác với người dùng, khách hàng doanh nghiệp, các ngành công nghệ khác và thị trường tiêu thụ. Đặc điểm này không chỉ quan trọng cho công việc của họ mà còn giúp phát triển sản phẩm lên tầm cao hơn.
Họ là những con người can đảm, đam mê và có thái độ làm việc tích cực. Họ luôn tự tin vào khả năng của mình để hoàn thành các công việc từ đơn giản nhất tới phức tạp nhất trong bất kỳ dự án nào.
Những người làm trong ngành điện - điện tử phải là những người khéo léo và có kỹ năng. Họ suy nghĩ cách làm, cách giải quyết vấn đề, và hoàn thành nó một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Những người làm việc trong ngành điện, điện tử phải có tham vọng. Họ luôn cố gắng, động viên bản thân để có thể tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp của mình.
2.2 Môi trường làm việc của nhân sự ngành Điện – Điện tử
Ngành điện, điện tử có rất nhiều vị trí công việc để lựa chọn. Họ có thể làm việc tại công ty điện lực; các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.
Ngoài ra, họ còn có thể làm việc trong ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc...
3. Một số vị trí nghề thuộc ngành Điện – Điện tử