18.2 Mô tả nghề kỹ sư điện

1.Tầm quan trọng của kỹ sư điện trong đơn vị tổ chức

Hiện nay các nhà máy đều hướng đến tự động hóa, điều khiển máy móc thông qua các hệ thống tự động. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc dành cho các bạn thuộc ngành nghề này.

Kỹ sư ngành điện-điện tử có thể làm được rất nhiều việc:

  • Làm việc tại các công ty điện lực.
  • Các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
  • Các phòng thí nghiệm.
  • Cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.
  • Có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tất cả các công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa và điện tử hóa cao.

2. Các đầu việc, nhiệm vụ mà kỹ sư điện chịu trách nhiệm & Công việc hằng ngày

  • Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống TĐH quá trình sản xuất, các máy công cụ, hệ thống PLC, vi xử lý, SCADA, robot,…
  • Lập trình điều khiển sử dụng các thuật toán, các bộ vi xử lý, vi điều khiển và máy tính với các ngôn ngữ: mã máy, hợp ngữ, ladder, STL, C++, Visual Basic, Delphi,…
  • Thiết kế và vận hành mạng động lực phân xưởng hệ thống chiếu sáng, chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh-an toàn cho các công trình xây dựng.
  • Vận hành các hệ thống về điện tại các tòa nhà thông minh, nhà máy thép, thực phẩm, các hệ thống điều hòa khí,…
  • Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị đèn, máy điện, máy biến áp cỡ vừa và nhỏ.
  • Tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống điện công nghiệp.
  • Quản lý, sửa chữa, bảo trì dây chuyền sản xuất TĐH.
  • Nhận hướng dẫn, chỉ thị công việc từ cấp trên, khách hàng 
  • Tham gia sản xuất lắp ráp, vận hành các thiết bị tại nhà máy
  • Tham gia lắp đặt hệ thống đo xa tại hiện trường khi cần
  • Giải quyết những sự cố phát sinh xảy ra đối với máy móc, thiết bị.
  • Báo cáo định kỳ các công việc đang thực hiện cho cấp trên.

3. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến của kỹ sư điện điện tử

Tại các nơi khác nhau sẽ có mức lương chênh lệch của vị trí kỹ sư điện điện tử, cụ thể:

  • Mỹ: $103.910/năm
  • Canada: $105.440/năm
  • Úc và New Zeland: $143.470/năm
  • Châu Á: $46.250/năm

Tại Việt Nam:

  • Nếu có tay nghề ở mức trung bình, có kinh nghiệm làm việc kha khá nhưng không biết nhiều về tiếng anh giao tiếp tiếng anh thương mại: lương khởi điểm dao động từ 7-9 triệu đồng có nơi 12 triệu đồng/tháng.
  • Nếu biết tiếng anh ở mức giao tiếp tốt, trung bình đạt hơn 20 triệu/tháng và con số này có thể tăng lên rất nhiều tùy kinh nghiệm từng người hoặc công ty.

Đa số mọi người đều có suy nghĩ khi học những ngành nghề liên quan đến máy móc khô khan này không cần tiếng anh nhiều tuy nhiên hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhu cầu sử dụng nhân lực rất cao, vì thế hãy đầu tư vào việc học tiếng Anh từ ngay bây giờ để lương không chỉ tăng cao mà cũng khiến bạn sẽ không cảm thấy hối hận vì đã không biết điều này sớm hơn.