20. Khái niệm đặc điểm nhân sự ngành quan hệ đối ngoại

  1. Khái niệm ngành quan hệ đối ngoại

Ngành quan hệ đối ngoại là lĩnh vực bao gồm các đường lối, chính sách, sự giao tiếp của nhà nước, của một tổ chức đối với nước ngoài, bên ngoài.

  1. Đặc điểm ngành quan hệ đối ngoại
    1. Đặc điểm nhân sự ngành quan hệ đối ngoại
  • Kĩ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt

Đây là một trong những kĩ năng cần thiết và quan trọng để đạt được sự thành công trong việc thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, phát triển quan hệ tốt với các đối tác trong khu vực và thế giới. Để tạo thiện cảm, thu hút và giữ chân được người đối diện, người giao tiếp phải tự tin thể hiện trong giọng điệu, cử chỉ, kiến thức, luận điểm chặt chẽ… nhằm thuyết phục người nghe. Giao tiếp tốt sẽ giúp duy trì và mở rộng các mối quan hệ cho cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ đối với hợp tác quốc tế.

  • Có kiến thức văn hóa – xã hội sâu rộng

Kiến thức văn hóa – xã hội sâu rộng là hành trang không thể thiếu đối với ngành cần sự giao tiếp, đối ngoại. Bởi phải là một người hiểu biết, bạn mới có thể giao tiếp tự tin, tạo sự gần gũi với đối tác hơn. Ngoài ra, người làm ngành quan hệ đối ngoại sẽ vận dụng những kiến thức đó tạo ra những chiến lược, phương thức hoạt động kinh doanh sáng tạo thu hút khách hàng, để công ty hoạt động hiệu quả.

  • Có ngoại ngữ tốt

Trong thời kì đất nước ngày càng mở rộng và hội nhập với bên ngoài, ngoại ngữ là công cụ quan trọng nhất. Nó không chỉ dùng để giao tiếp với các đối tác nước ngoài mà còn giúp bạn tiếp cận văn hóa của các đối tác để tự tin hơn trong giao tiếp, cơ hội đàm phán thành công cao hơn. Ngoài ra, trong một số vị trí về ngành quan hệ đối ngoại, bạn cần phải dịch tài liệu nước ngoài. Ngoài ngôn ngữ tiếng Anh thông dụng, bạn có thể học thêm các ngôn ngữ khác như Trung, Nhật, Hàn,… Cơ hội việc làm cao hơn khi bạn có vốn ngoại ngữ tốt.

  • Nhạy bén, xử lí tình huống linh hoạt

Người làm trong ngành quan hệ đối ngoại cần biết cách quan sát, nắm bắt tâm lí, hiểu được nhu cầu của người đối diện để nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chiến lược. Bên cạnh đó, khi gặp phải một vấn đề, tình huống đột nhiên xảy đến, bạn phải có kĩ năng xử lí thông minh, linh hoạt.

  • Kĩ năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập tốt

Hai kĩ năng này sẽ bổ trợ cho nhau và bạn cần phải có trong quá trình làm việc. Kĩ năng làm việc nhóm yêu cầu phải có tinh thần hợp tác, làm việc với đồng nghiệp tốt, chủ động đưa ra các ý tưởng, chiến lược; phân chia công việc hợp lí và cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. Trong khi đó, kĩ năng làm việc độc lập đòi hòi bạn phải chủ động làm việc, phân bố thời gian hợp lí, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc cao.

    1. Môi trường làm việc của ngành quan hệ đối ngoại

Tùy từng vị trí mà những người làm việc trong môi trường của ngành quan hệ đối ngoại sẽ làm việc ở các địa điểm khác nhau. Ví dụ, bạn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; doanh nghiệp có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và công ty nước ngoài tại Việt Nam, trường đại học, cao đẳng,...

Một điểm cần lưu ý đối với ngành nghề này, đó là mọi người thường xuyên gặp gỡ khách hàng bên ngoài hoặc đi công tác trong nước, nước ngoài để gặp đối tác.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành quan hệ đối ngoại
  • Nhân viên tổ chức sự kiện, PR
  • Chuyên viên ngoại giao
  • Chuyên viên quan hệ quốc tế
  • Giám đốc đối ngoại
  • Biên dịch viên, phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch quốc tế
  • Biên tập viên cho các phòng ban tin tức quốc tế
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ đối ngoại