25.3 Mô tả vị trí Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị

  1. Tầm quan trọng của vị trí Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị

Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị là người đảm bảo, chịu trách nhiệm các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc duy trì, phát triển sản xuất của công ty; được mua từ các nhà cung cấp uy tín và được cung cấp theo các điều khoản đã thoả thuận.

Do đó, với vị trí này, bạn phải thực sự có năng lực tìm hiểu, tinh tế, nhạy bén để đánh giá năng lực, uy tín của các nhà cung cấp vật tư, thiết bị; kiểm soát được số lượng và chất lượng sản phẩm.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị

Nhiệm vụ chung của Chuyên viên mua sắm vật tư thiết vị là thực hiện kế hoạch mua hàng, quản lý quá trình lựa chọn nhà cung cấp và đảm bảo đơn hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết quả cho quản lý.

  1. Công việc hàng ngày của Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị
  • Lập kế hoạch và lên ưu tiên cho các hoạt động thu mua
  • Thực hiện việc mua hàng
  • Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu mua hàng, quản lý quá trình lựa chọn nhà cung cấp
  • Chuyển thông tin và hỗ trợ các tài liệu cần thiết cho nhà cung cấp
  • Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng cho các sự cố thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa, liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan
  • Quản lý đặt hàng: xác nhận thời gian sản xuất, thời gian giao hàng và chi phí cho đến khi kết thúc
  • Lập báo cáo chi phí mua hàng cho mỗi đơn vị sản phẩm
  • Đánh giá, cập nhật và duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc
  • Đảm bảo đơn hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết quả cho quản lý
  • Báo cáo tỷ lệ nhận hàng đúng chất lượng, số lượng
  • Báo cáo chênh lệch chi phí thực tế so với chi phí dự trù
  • Xác định các cơ hội và thực hiện công việc để mang lại hiệu quả
  • Góp phần củng cố và giảm chi phí từ các nhà cung cấp
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị

Chuyên viên mua sắm vật tư thiết bị là người có kiến thức sâu rộng nắm bắt được chất lượng, mẫu mã, chủng loại và giá cả của sản phẩm thị trường. Do đó, để làm tốt vị trí này, bạn phải là người cực kì nhanh nhạy, chịu được áp lực cao trong công việc, giao tiếp tốt,… Khi đã chuẩn bị đủ các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghiệp vụ, kĩ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc, bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến.

Xuất phát điểm từ vị trí này, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Phó phòng, Trưởng phòng quản lí giám sát vật tư thiết bị. Bên cạnh đó, bạn có thể chuyển sang ở các vị trí Trưởng/phó phòng, Phó Giám đốc/ Giám đốc kinh doanh vật tư thiết bị. Hoặc bạn có thể chuyển sang lĩnh vực kinh doanh riêng, mở công ty kinh doanh về mặt hàng này.