35. Đặc điểm nhân sự ngành Giao thông Vận tải

  1. Khái niệm ngành Giao thông vận tải

Vận tải là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người. Trước tiên, vận tải thường gắn liền với các hoạt động khuân, vác, gánh, nâng… của con người trong xã hội nguyên thủy. Sau này khi hình thái kinh tế phức tạp hơn thì các hình thức vận tải ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa. Và theo thời gian, các dịch vụ vận tải dần hình thành.

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Nhiệm vụ của ngành là giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt.

5 loại hình Giao thông vận tải cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Giao thông vận tải
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Giao thông vận tải
  • Có thiên hướng về toán học, vật lý cũng như về kỹ thuật

Ngành Giao thông vận tải cần những nhân sự có khả năng về toán học, vật lý cũng như có kiến thức về kỹ thuật. Bởi trong ngành nghề này, bạn phải hiểu được cách hoạt động, động cơ của các loại máy móc phục vụ trong ngành. Ngay cả với những người lái xe ô tô, xe máy, nếu có thiên hướng, kiến thức thì khi xe bị hỏng, họ sẽ biết kiểm tra và hiểu được vấn đề của xe để có thể sửa ngay trong điều kiện cho phép.

  • Có khả năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết trong ngành này. Bởi họ không chỉ phụ trách công việc độc lập mà còn có sự kết hợp giữa các bộ phận với nhau. Ví dụ, khi vận chuyển hàng hóa từ tỉnh thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các bộ phận đơn vị cần kết hợp với nhau: giao đơn hàng cho đơn vị vận chuyển, kiểm tra đơn hàng, đơn vị vận chuyển, đơn vị giao hàng,… Nếu họ không kết hợp làm việc nhóm tốt thì có thể xảy ra việc sai sót khách hàng sẽ không nhận đủ hàng,…

  • Có thể làm việc dưới áp lực lớn, cường độ cao

Nhân sự ngành Giao thông vận tải phải chịu áp lực, cường độ làm việc cao. Nếu là một lái xe, bạn phải có sức khỏe, chịu áp lực, luôn giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo để đảm bảo an toàn giao thông. Còn nếu là nhân viên kỹ thuật, bạn phải chịu trách nhiệm với công việc mình đã làm. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đủ gây ra tai nạn, gây thiệt hại về của, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính mạng của người khác.

  • Cẩn thận, có trách nhiệm với công việc

Ngành nghề nào cũng yêu nhân sự có trách nhiệm với công việc của mình. Bởi nếu không có trách nhiệm, bạn sẽ không hoàn thành công việc đúng tiến độ. Hoặc bạn sẽ không chú ý quan sát tỉ mỉ, cẩn thận. Và điều này sẽ khiến công việc kém hiệu quả, công ty không có doanh thu và sẽ ảnh hưởng đến tiền bạc và tính mạng của những người khác.

    1. Môi trường làm việc của ngành Giao thông vận tải

Ngành Giao thông vận tải có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, họ thường phải đi theo các công trình.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Giao thông vận tải
  • Nhân viên điều phối vận tải
  • Lái xe
  • Lái tàu
  • Lái thuyền
  • Truyền trưởng
  • Phi công
  • Kỹ sư kinh tế Giao thông vận tải
  • Nhà quản trị kinh doanh Giao thông vận tải
  • Kỹ sư cơ khí Giao thông vận tải
  • Kỹ sư xây dựng công trình giao thông
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường
  • Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật
  • Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải
  • Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải