36. Đặc điểm nhân sự ngành nông nghiệp

  1. Khái niệm ngành Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Đây là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Trong đó, Việt Nam được coi là một nước nông nghiệp.

Ngày nay, ngành nông nghiệp tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao - ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Nông nghiệp
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Nông nghiệp
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng

Phải yêu thích thiên nhiên, yêu thích cây trồng, chăm sóc vật nuôi thì bạn mới có thể làm việc trong ngành này. Bởi khi yêu thích, bạn sẽ mong muốn khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về giống cây trồng vật nuôi và tìm cách để cải thiện giống tốt hơn, mang lại năng suất cao hơn cho người dân.

  • Có năng lực nghiên cứu

Khả năng nghiên cứu thực sự rất cần thiết cho ngành Nông nghiệp. Các kỹ sư cần phải nghiên cứu để cho ra giống mới chất lượng, cho năng suất cao; nghiên cứu cách chăm sóc và bảo vệ giống,… Còn đối với người nông dân, họ cũng cần phải nghiên cứu ra kỹ thuật trồng trọt, lựa chọn cây giống phù hợp với khí hậu, chất đất của từng địa phương. Trong quá trình nuôi trồng, họ luôn không ngừng nghiên cứu, học hỏi và rút kinh nghiệm.

  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết đối với ngành Nông nghiệp. Bởi trong khi làm việc, bạn không chỉ làm việc một mình mà kỹ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng. Bạn sẽ phải phối hợp với các thành viên, phòng ban khác nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện thử nghiệm và phát triển giống mới. Hoặc bạn phải thường xuyên làm việc với nông dân, công nhân để hướng dẫn trong việc chăm sóc thử nghiệm và chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

  • Có kiến thức về sinh học, hóa học, địa lý

Làm trong ngành Nông nghiệp, bạn phải có các kiến thức về sinh học, hóa học, địa lý. Bạn phải hiểu được quy trình lớn lên phát triển của giống cây trồng, vật nuôi. Hay loại cây trồng này thì phù hợp, thích nghi với khí hậu, chất đất nào để dễ sống, phát triển nhanh mang lại được năng suất cao. Hoặc trong khi trồng trọt, họ phải biết cây trồng đang bị mắc loại sâu bệnh nào để sử dụng loại thuốc thích hợp để diệt trừ sâu bệnh.

    1. Môi trường làm việc của ngành Nông nghiệp

Nhân sự ngành nông nghiệp làm việc cả trong nhà và ngoài trời. Họ dành thời gian trong văn phòng để xây dựng các kế hoạch, quản lý dự án; trong các cơ sở kiểm tra, giám sát những dự án cải tạo. Những kỹ sư này cũng có thể làm việc trong phòng thí nghiệm và trong lớp học. Ví dụ, họ có thể làm việc với các nhà làm vườn, nhà nông học, nhà khoa học động vật và nhà di truyền học…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Nông nghiệp
  • Kỹ sư trồng trọt
  • Kỹ sư chăn nuôi
  • Nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh cây trồng và vật nuôi
  • Cán bộ quản lí sản xuất nông nghiệp
  • Cán bộ khuyến nông
  • Cán bộ dự án nông nghiệp
  • Cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp
  • Cán bộ nghiên cứu cây trồng và vật nuôi
  • Giáo viên ngành nông nghiệp