36.1 Mô tả nghề Kỹ sư trồng trọt

  1. Tầm quan trọng của nghề Kỹ sư trồng trọt

Kỹ sư trồng trọt là người nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng...

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của nghề Kỹ sư trồng trọt

Nhiệm vụ chính của Kỹ sư trồng trọt là nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.

  1. Công việc hàng ngày của nghề Kỹ sư trồng trọt
  • Lên kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, tư vấn cho Ban lãnh đạo các loại cây trồng phù hợp với thời tiết, vị trí địa.. theo định hướng phát triển của công ty
  • Lên kế hoạch, đề xuất mua các loại cây giống, máy móc, vật tư nông nghiệp
  • Tiếp nhận, chuyển giao và quản lý công nghệ sản xuất
  • Chịu trách nhiệm kỹ thuật trồng trọt tại dự án, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân về trồng trọt theo từng giai đoạn phát triển của cây
  • Nắm rõ kỹ thuật về phân bón, thổ nhưỡng, tưới tiêu thoát nước và nhận biết sự thay đổi của cây trồng để chăm sóc cho phù hợp
  • Quản lý, theo dõi, quan sát tình hình sức khỏe giống cây trồng
  • Kiểm tra đôn đốc việc chăm sóc cây hàng ngày
  • Trực tiếp chăm sóc, xử lý và khắc phục sự cố về cây trồng kịp thời; đúng kỹ thuật
  • Nắm bắt, đánh giá kịp thời tình hình mùa vụ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
  • Tìm hiểu và trồng trọt, ươm cây tại dự án
  • Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về kết quả công việc trong phạm vi nhiệm vụ được giao
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của nghề Kỹ sư trồng trọt

Kỹ sư trồng trọt phải là người có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng học, bệnh cây, toán học trong nghiên cứu cây trồng và xây dựng mô hình sản xuất, phát triển quan hệ quốc tế về nông nghiệp… Ngoài ra, bạn phải có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…).

Những kỹ sư trồng trọt có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…

Hoặc nếu không thích đi làm công, hoặc sau một thời gian làm việc tích lũy kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm kinh doanh; bạn có thể tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt.