40.1 Mô tả vị trí Chuyên viên pháp lý

  1. Tầm quan trọng của vị trí Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người đại diện của công ty/tổ chức đó về mặt pháp luật và giúp nơi này hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan (các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục,…). Đôi khi, Chuyên viên pháp lý còn thay mặt Luật sư chuẩn bị những thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi sảy ra tranh chấp.

Chuyên viên pháp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đến chu trình hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của công ty. Ta có thể nói: “Chỉ cần chuyên viên pháp lý nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.

Khi công ty ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể và góp phần quyết định việc tiến hành hợp tác hay không. Chuyên viên pháp lý còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của vị trí Chuyên viên pháp lý

Nhiệm vụ chung của Chuyên viên pháp chế là tiến hành hoàn thành các thủ tục giấy tờ và pháp lý; đảm bảo công ty hoạt động theo đúng pháp luật.

  1. Công việc hàng ngày của vị trí Chuyên viên pháp lý
  • Thực hiện các tác nghiệp tư vấn, hỗ trợ, phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý. Kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, các văn bản, tài liệu giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của luật và quy định của Nhà nước
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến các hồ sơ, thủ tục như thành lập, thay đổi, đăng ký nhãn hiệu…
  • Tư vấn, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp lý có phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Công ty
  • Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.
  • Cảnh báo rủi ro pháp lý, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật cho các bộ phận cần thiết
  • Quan hệ, làm việc với các ban ngành, các cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động có liên quan
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của vị trí Chuyên viên pháp lý

Để vào vị trí chuyên viên pháp lý, bạn phải là người đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống. Ngoài ra, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

Ngoài ra, họ phải luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước; nắm bắt mọi biến động của thị trường nhằm có sự ứng phó kịp thời, có sự tham vấn thiết thực cho nội bộ. Do đó, mỗi chuyên viên pháp lý phải thể hiện bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp, năng động. Ngoài các kỹ năng tạo nên sự thành công cho một chuyên viên pháp lý còn kể đến tính trung thực, khả năng chịu áp lực cao; tinh thần đồng đội, tính phối hợp, hỗ trợ cùng sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng với các thông tin...

 Bài viết thuộc chủ đề 40. Pháp lý