Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.
Luật sư có vai trò là người hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý giúp cho những người không có điều kiện và thời gian tự mình nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật.
Nhiệm vụ chung của nghề luật sư: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.
Luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng…
Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Do đó, để trở thành một luật sư giỏi được mọi người nể phục, bạn phải trở thành một người có tâm và tầm.
Cơ hội làm việc với vị trí là một luật sư rất rộng mở. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cần cần luật sư của các cá nhân và tổ chức ngày càng tăng cao. Do đó, bạn có thể làm cố vấn, luật sư bảo vệ thân chủ cho cá nhân doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, các luật sư cần chủ động, linh hoạt hoàn thiện mọi điều kiện hành nghề cần thiết cho bản thân để mở rộng đối tượng phục vụ cho mình, hướng tới phục vụ cho cả các khách hàng nước là cá nhân, tổ chức nước ngoài.