46.3 Mô tả nghề Phóng viên truyền hình

  1. Tầm quan trọng của Phóng viên truyền hình

Phóng viên truyền hình là người làm nội dung ở một đài truyền hình, họ trực tiếp đi thu thập tài liệu, đến hiện trường ghi hình để có những tin bài mới nhất.

Tuỳ từng đài truyền hình, phóng viên có thể được phân công ở những mảng nội dung khác nhau: phóng viên thời sự, phóng viên thể thao, phóng viên kinh tế, phóng viên văn hoá xã hội,...

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Phóng viên truyền hình

Nhiệm vụ chung của Phóng viên truyền hình là tìm kiếm thông tin; lên kịch bản và chuẩn bị nội dung những câu hỏi phỏng vấn, và đến tận hiện trường quay và thực hiện phỏng vấn các nhân vật liên quan.

Người phóng viên sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung bản tin, chương trình của mình. Do đó, họ cần phải rất cẩn trọng, không để xảy ra sai sót.

  1. Công việc hàng ngày của Phóng viên truyền hình
  • Tìm kiếm thông tin, các câu chuyện, điểm đặc sắc cho các vấn đề thu thập được từ các cơ quan tin tức, cảnh sát, công chúng, các buổi họp báo…
  • Trình bày và đóng góp ý tưởng về chương trình cho các biên tập viên
  • Viết kịch bản cho các bản tin, tiêu đề và báo cáo tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và hợp đồng
  • Dự định nội dung những câu hỏi phỏng vấn
  • Liên hệ với các nhân vật có liên quan đến nội dung bản tin, chương trình và hẹn lịch phỏng vấn
  •  Lựa chọn địa điểm thích hợp, xác định các nguồn lực cần thiết và triển khai
  • Cung cấp tư liệu cho đạo diễn, tư vấn cho đoàn làm phim về kỹ thuật và góc quay hợp lý
  • Phỏng vấn các nhân vật có liên quan đến bản tin
  • Dựng tin tức, phóng sự
  • Đọc lời bình cho bản tin
  • Đảm nhận vai trò là người dẫn tin tức
  • Phát triển các mối quan hệ, để tìm kiếm các nguồn tin tức từ công chúng, địa phương
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Phóng viên truyền hình

Phóng viên truyền hình bao gồm: phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Họ luôn kết hợp với nhau để có hình ảnh và tư liệu tốt nhất làm tác phẩm. Hai người luôn làm việc theo một ê kíp: biên tập, quay phim, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng... Chính vì thế, kỹ năng làm việc nhóm là cực kì quan trọng.

Phóng viên truyền hình phải học nhiều kỹ năng, từ tri thức cuộc sống, khả năng phát hiện vấn đề đến kỹ năng nghề nghiệp. Với người làm nghề này, họ sẽ trực tiếp là người dẫn chương trình đưa tin. Do đó, họ phải có khả năng nói lưu loát, rõ ràng.

Nghề Phóng viên truyền hình khá vất vả và áp lực vì phải thường xuyên di chuyển, lấy tin tức. Vì vậy, nghề này yêu cầu bạn phải có một sức khỏe cực kì tốt.

Nhân sự ngành này có nhiều cơ hội để phát triển. Sau quá trình làm phóng viên giỏi với đầy đủ kỹ năng, dày dặn kinh nghiệm, bạn có thể được lên vị trí Biên tập viên. Hoặc sau đó, bạn sẽ dần tiến lên vị trí Trưởng ban biên tập nội dung; Trưởng phòng, Thư kí Tòa soạn, Phó Tổng biên tập, thậm chí là Tổng biên tập,…

 Bài viết thuộc chủ đề 46. Báo chí truyền hình