Đặc điểm nhân sự ngành Hàng hải

  1. Khái niệm ngành Hàng hải

Hàng hải được hiểu là các công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển tàu biển và vận tải biển.

Ngành hàng hải vô cùng quan trọng đối với các quốc gia có biển và với một số ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dầu mỏ... Những ngành này nếu không có các hoạt động hàng hải thì không thể tồn tại.

Ở các nước trên thế giới, đối với những đất nước có biển ngành hàng hải đóng góp một tỷ trọng rất lớn vào tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một trong những ngành được phát triển và chú tâm hàng đầu. Còn nước ta là một đất nước có đường bờ biển dài và rộng, có chiều dài địa lý và biển liền kề với đường hàng hải quốc tế nên thế mạnh về ngành hàng hải lại càng được phát triển hơn. Vì vậy, ngành hàng hải nước ta hiện nay ngày càng được coi trọng.

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Hàng hải
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Hàng hải
  • Yêu nghề và kiên trì

Môi trường làm việc của ngành hàng hải khá khắc nghiệt, công việc vất vả, mức lương hàng hải trong nước thấp hơn so với các chủ tàu nước ngoài... Do đó, người làm trong ngành này phải thực sự yêu nghề và kiên trì để có thể vượt qua mọi khó khăn, cống hiến với nghề.

  • Có kiến thức về toán học, vật lý, địa lý

Người học ngành hàng hải phải là người học tốt các môn tự nhiên như toán học, vật lý, địa lý… Bởi họ sẽ sử dụng những nguyên lý tính toán, các kiến thức toán học, khoa học… để phân tích, thiết kế, đưa ra các thông số kĩ thuật, các tính toán sao cho chính xác, đảm bảo các tiêu chuẩn. Hoặc đối với những người đi biển, họ cần biết hướng, quan sát thời tiết, khí hậu,… để có thể đưa ra phán đoán chính xác trong việc điều khiển tàu.

  • Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm

Khi làm việc trên tàu, cảng biển,… bạn cần phải làm việc với nhóm người với các bộ phận. Ví dụ, kỹ sư hàng hải phải làm việc với thợ máy, thợ kĩ thuật tàu biển, và hợp tác chặt chẽ với nhiều người như thuyền trưởng và các thủy thủ, các công nhân ngoài khơi và các kỹ sư tàu chiến… Do đó, khả năng giao tiếp kết hợp làm việc nhóm tốt sẽ giúp làm việc, vận hành hệ thống trơn tru.

  • Có khả năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc, nhiều vấn đề bất ngờ, khẩn cấp, khó khăn không lường trước có thể xảy ra. Khi có những vấn đề phát sinh khác với dự kiến ban đầu, họ cần có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề nhanh chóng, linh hoạt, chính xác.

    1. Môi trường làm việc của ngành Hàng hải

Tùy theo vị trí công việc mà nhân viên ngành này có thể ngồi trong văn phòng hoặc ra công trường. Nhưng nhìn chung, môi trường làm việc của ngành Hàng hải khá khắc nghiệt, vất vả. Họ phải thường xuyên làm việc ở các cảng biển hoặc trên tàu; hải đảo. Do đó, công việc này cần người có sức khỏe tốt, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới.

Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực hàng hải.

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Hàng hải
  • Thợ kĩ thuật tàu biển
  • Kỹ sư hàng hải
  • Kỹ sư tàu chiến
  • Kỹ sư điện tự động tàu thủy
  • Thủy thủ
  • Thuyền trưởng
  • Kỹ sư điều khiển tàu biển
  • Nhân viên khai thác máy tàu biển
  • Thiết kế bản vẽ tàu
  • Kỹ sư công trình ngoài khơi
  • Nhân viên đóng tàu
  • Nhân viên đảm bảo hàng hải
  • Nhân viên kinh tế vận tải
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế

 Bài viết thuộc chủ đề 56. Hàng hải