- Tầm quan trọng của Chuyên viên ISO
Chuyên viên ISO là người chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo về công tác xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001. Họ sẽ phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên ISO
Chuyên viên ISO có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Đồng thời, họ triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng, góp phần vào việc hoàn thành sứ mệnh và các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển tổ chức.
- Công việc hàng ngày của Chuyên viên ISO
- Đào tạo các cán bộ công nhân viên trong công ty về nhận thức, các yêu cầu tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng nội theo tiêu chuẩn ISO 9001.
- Tham mưu cho lãnh đạo về cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các phòng ban, bộ phận, các chức danh, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
- Kết hợp, hỗ trợ các phòng ban, bộ phận soạn thảo các quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn công việc, mô tả công việc,…
- Cập nhật tài liệu từ các phòng ban, bộ phận xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001.
- Hướng dẫn các phòng ban, bộ phận áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: áp dụng các quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn công việc, biểu mẫu,…
- Kiểm tra, giám sát các phòng ban, bộ phận việc thực hiện các quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn công việc, biểu mẫu,…
- Lập kế hoạch, đánh giá chất lượng nội bộ, báo cáo đánh giá nội bộ
- Tổ chức cuộc họp xem xét lãnh đạo theo định kỳ
- Lập các hành động khắc phục, phòng ngừa sau đánh giá nội bộ (nếu có)
- Theo dõi việc khắc phục, phòng ngừa
- Xem xét nhu cầu cải tiến của hệ thống
- Báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến
- Chuẩn bị hồ sơ đánh giá cấp chứng nhận, duy trì
- Chịu trách nhiệm soạn thảo các quy định, quy chế, thông báo, quyết định, công văn theo yêu cầu từ Ban lãnh đạo
- Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Chuyên viên ISO
Để làm được vị trí này, họ phải có kinh nghiệm quản lý Hệ thống quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, bạn phải rèn luyện các kỹ năng nhằm phục vụ công việc như: kỹ năng huấn luyện, đào tạo nhân viên; kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục tốt; có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức công việc và giám sát... Ngoài ra, bạn phải là người chịu khó, cẩn thận, đam mê, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi,…
Chuyên viên ISO có cơ hội phát triển lên các chức vụ cao hơn: Thư kí, đại diện lãnh đạo, Trưởng ban ISO,…