Mô tả vị trí Nhân viên kế hoạch sản xuất

  1. Tầm quan trọng của Nhân viên kế hoạch sản xuất

Có thể nói, lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu của người quản lý. Nhân viên kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Họ là người đưa ra phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí, dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.

Người lập kế hoạch sản xuất giỏi sẽ thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được kết quả tốt. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình; tăng cao lợi nhuận.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Nhân viên kế hoạch sản xuất

Nhân viên kế hoạch sản xuất sẽ phải hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị: đưa ra bản kế hoạch với đầy đủ số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ nhất định.

  1. Công việc hàng ngày của Nhân viên kế hoạch sản xuất
  • Nhận đơn đặt hàng hàng tháng và đơn hàng bổ sung trong tháng khi có phát sinh
  • Lập kế hoạch, điều chỉnh, tổ chức và quản lý tất cả các hoạt động lập kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu
  • Triển khai lệnh sản xuất và đánh giá kế hoạch sản xuất
  • Giám sát việc lập kế hoạch sản xuất, vật liệu, theo dõi đơn hàng và tiến độ trả hàng
  • Nhận kế hoạch dự báo vật tư
  • Xác định nhân lực, thiết bị và nguyên liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • Giám sát công việc để đảm bảo hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách
  • Giải quyết các vấn đề khi có vấn đề phát sinh nhằm khắc phục thiệt hại tối đa
  • Phối hợp với các bộ phận khác để tối ưu hóa việc sử dụng vật tư
  • Báo cáo thực hiện sản xuất và báo cáo chuỗi cung ứng
  • Thực hiện các báo cáo và công việc khác (Iso…) theo sự phân công
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Nhân viên kế hoạch sản xuất

Để theo được nghề, nhân viên kế hoạch phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập kế hoạch. Bên cạnh đó, bạn còn phải rèn luyện nhiều kĩ năng phục vụ cho công việc: giao tiếp và thuyết trình; đàm phán, lãnh đạo, phân tích và giải quyết vấn đề; kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí thời gian…

Từ vị trí Nhân viên kế hoạch, bạn có cơ hội phát triển lên các cấp quản lí cao hơn: Trưởng nhóm, Phó/Trưởng phòng kế hoạch, Phó Giám đốc/Giám đốc kế hoạch,…

 Bài viết thuộc chủ đề 61. Kỹ thuật công nghiệp