Theo Jane Nelsen – tác giả bộ sách Kỷ Luật Tích Cực, “sai lầm là cơ hội để học hỏi”. Nếu ba mẹ khắt khe với lỗi sai của trẻ thì sẽ không thể “buộc” trẻ làm tốt hơn lần sau. Ngược lại, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin, tò mò, sáng tạo và gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được điều đó.
Dưới đây là 4 nguyên tắc mà ba mẹ cần biết để cùng con giải quyết vấn đề sau khi mắc lỗi theo phương pháp Kỷ Luật Tích Cực. Nếu tuân thủ các nguyên tắc này, ba mẹ có thể giúp con nhận biết được khả năng của chính mình và trưởng thành trong hạnh phúc.
Đa số người lớn quan niệm rằng phạt trẻ sẽ làm trẻ tiến bộ và thay đổi hành vi nhưng lại không nhận ra được tác hại lâu dài của phương pháp này. Những sự trừng phạt hay chỉ trích chỉ khiến trẻ thu mình lại, hình thành suy nghĩ mình kém cỏi, tồi tệ, ít có giá trị, thù ghét bản thân và người khác. Trẻ thụ động, nhút nhát, quyết định không mạo hiểm và chỉ cố gắng làm hài lòng người lớn, đánh mất sự tự tin của chính mình
Do đó, việc thừa nhận cảm xúc của trẻ là hết sức cần thiết khi ba mẹ muốn đến gần hơn và dạy trẻ nhiều hơn để định hướng trẻ theo chiều hướng tích cực. Đối với lỗi sai của trẻ, thay vì bày tỏ thái độ thất vọng, hành động thiếu lý trí, thì ba mẹ nên rút lui khỏi sự xung đột trước để lấy lại sự bình tĩnh. Sau đó hãy thẳng thắn trao đổi và xác định xem chúng đang cảm thấy như thế nào bằng một số câu hỏi gợi mở như “ con cảm thấy thế nào về chuyện vừa/đã xảy ra?” hoặc “chắc con rất buồn vì chuyện đó”, “con cảm thấy không hài lòng vì chuyện đó?”,….
Sau khi đã nhận biết được cảm xúc của con, ba mẹ nên thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông với con. Hình phạt có thể ngăn hành vi không đúng mực ngay lập tức nhưng sẽ không giải quyết triệt để được vấn đề. Chỉ có cách cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương, cảm thông và thấu hiểu mới mang lại được kết quả tốt đẹp và lâu dài.
Vậy làm sao để thể hiện sự thấu hiểu với con lúc này? Ba mẹ hãy bình tĩnh chấp nhận hành động thiếu lý trí của trẻ. Ở một vài trường hợp, việc chia sẻ những trải nghiệm tương tự sẽ giúp trẻ cảm thấy được sự gần gũi. Ví dụ, khi con bị điểm kém, ba mẹ có thể kể rằng “ngày xưa, ba/mẹ cũng bị điểm kém như vậy, ba/mẹ cũng đã rất sợ giống như con vậy” hoặc “mẹ cũng từng đánh vỡ bát, lúc ấy mẹ đã sợ khóc thét lên như con vậy đó”.
Hãy bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình với con. Điều đó cũng cho con hiểu rằng, hành động của con không ảnh hưởng đến riêng bản thân trẻ mà còn liên quan tới những người xung quanh. Từ đó, dạy con cách suy nghĩ về từng hành động trước khi thực hiện. Bởi khi trẻ cư xử không đúng mực là khi trẻ đang nản chí. Chúng sẽ không suy nghĩ nhiều và chỉ thực hiện để ba mẹ biết rằng trẻ không cảm thấy gắn bó và cảm nhận được sự đóng góp hoặc vai trò của mình, trẻ đang có một niềm tin nhầm lẫn về cách đạt được điều đó.
Việc bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc giúp ba mẹ dễ dàng nói chuyện với con hơn khi sự việc xảy ra. Điều này giúp đạt được sự liên kết và thấu hiểu với con cái. Ba mẹ có thể bày tỏ rằng “mẹ rất buồn vì điều này” và giải thích cho con hiểu hành động đó của con tại sao lại làm mẹ buồn và buồn như thế nào. Đây cũng là một cách để con nhận ra hậu quả của việc làm sai trái.
Có 4 yêu cầu khi ba mẹ cùng con giải quyết vấn đề đó là: thích hợp, tôn trọng, hợp lý và hữu ích. Một giải pháp được lựa chọn phải dựa trên sự đồng thuận giữa ba mẹ và con cái. Đó phải là một giải pháp thích hợp và hợp lý cho vấn đề. Sau khi thực hiện giải pháp đó, con sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Điều quan trọng, ba mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn trẻ thực hiện giải pháp đó đúng hướng. Có như vậy, trẻ mới có thể học hỏi được từ sai lầm và phát triển được kỹ năng giải quyết vấn đề.
Hãy cho trẻ cơ hội biến lỗi lầm thành cơ hội tuyệt vời để học hỏi. Trẻ sẽ nhận ra rằng việc mắc lỗi không quá kinh khủng nếu ba mẹ không làm tổn thương và nếu ba me mẹ cũng nghĩ sai lầm là cơ hội để con tiến bộ hơn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ!
Hoàng Báu Tổng hợp.
Cách giúp bạn làm việc ít đi nhưng thành công nhiều hơn
Có phải bạn luôn phải làm việc không ngừng nghỉ và nghĩ rằng nó sẽ đem lại hiệu quả cao. Bạn đang suy nghĩ sai lầm đấy! Không phải lúc nào “tham công tiếc việc” cũng là một việc tốt. Trên thực tế, việc bạn dành nhiều thời gian làm việc không quan trọng bằng cách sử dụng chúng như thế nào. Trong bài viết này sẽ “mách” bạn một số cách giúp bạn làm việc ít đi nhưng thành công nhiều hơn.
5 bước hình thành kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đối với sinh viên
Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có thể khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng thường xuyên rỗng túi. Trang bị ngay cho mình những bước sau để không thiếu trước hụt sau mỗi cuối tháng nhé!
Những kỹ năng học tập dành cho tân sinh viên
Bước vào cánh cửa đại học, các bạn tân sinh viên sẽ được tiếp xúc với phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Những kỹ năng học cơ bản dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn làm quen và học tập có hiệu quả.
Top 10 kỹ năng mềm của sinh viên được doanh nghiệp đánh giá cao
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mỗi công ty có nhu cầu tuyển nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, chỉ giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn cần có những kỹ năng mềm nhất định.
KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN
Kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên gồm những kỹ năng nào? Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm quan trọng như thế nào? Không rèn luyện kỹ năng mềm thì cuộc sống sẽ ra sao? Nên rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết bắt đầu từ khi nào? Đó là câu hỏi chúng tôi luôn nhận được từ sinh viên khi hỏi về kỹ năng mềm.
Kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi mầm non, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
5 cách đơn giản giúp kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ
Nhiều phụ huynh thường than phiền về việc con cái lười suy nghĩ, ngại tư duy, vậy đâu là lí do “tại sao con tôi lười suy nghĩ?”
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động thể chất
Trong thời buổi hiện nay, trẻ em đang dành nhiều thời gian hơn cho việc ngồi trước máy tính hay xem ti vi hơn là tham gia các hoạt động bên ngoài. Khi trẻ không hoạt động thể chất sẽ có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của con bạn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động với 5 lời khuyên dưới đây.
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?
♦ Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ con để con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu được. Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều học sinh thông minh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu, yếu các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nên gặp rất nhiều khó khăn trong
4 BƯỚC CÙNG CON GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SAU KHI “MẮC LỖI” THEO PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Theo Jane Nelsen – tác giả bộ sách Kỷ Luật Tích Cực, “sai lầm là cơ hội để học hỏi”. Nếu ba mẹ khắt khe với lỗi sai của trẻ thì sẽ không thể “buộc” trẻ làm tốt hơn lần sau. Ngược lại, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin, tò mò, sáng tạo và gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được điều đó.
TRẺ DÙNG SMARTPHONE SỚM DỄ BỊ XÂM HẠI
Theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen; Trên thế giới cứ 4 bé gái, một bé bị xâm hại tình dục. Các bé trai cũng không an toàn khi trung bình cứ 6 em, một bị xâm hại. Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng quấy rối, xâm hại tình dục chỉ xảy ra ở bé gái.
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CỰC KÌ QUAN TRỌNG
Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em thời gian gần đây một lần nữa cảnh tỉnh cho các phụ huynh và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi những vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được các chuyên gia giáo dục hàng đầu khuyên ba mẹ và nhà trường nên trang bị cho trẻ.
NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TIỂU HỌC MÀ BẠN CẦN GIÁO DỤC NGAY
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh tiểu học. Nếu được chú trọng trang bị những kỹ năng cần thiết ngay từ bậc học này, trẻ sẽ dàng thành công hơn trong tương lai. Vậy đâu là những kỹ năng sống cho trẻ mà ba mẹ cần giáo dục ngay?