Kể từ khi trở thành chuyên gia dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ cha mẹ về cách để khuyến khích tư duy ở trẻ mới. Chúng ta đều biết rằng: Học cách suy nghĩ nghiêm túc là một phần của tư duy khoa học, toán học, văn học, kinh tế,… tất cả những điều này là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của xã hội chúng ta. Trẻ em phải biết làm thế nào để phân tích và đánh giá thông tin được cung cấp thông qua quan sát, kinh nghiệm hoặc từ phương tiện truyền thông.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ tốt nhất và dạy con mình phát triển kỹ năng tư duy, thói quen đào sâu suy nghĩ? Dưới đây là 5 cách chúng tôi đề xuất:
Trẻ nhỏ giai đoạn này luôn thích hỏi “tại sao?”, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và mệt với hàng trăm câu hỏi mỗi ngày, có những câu trẻ hỏi đi hỏi lại. Nhiều cha mẹ cố gắng trả lời trẻ, nhưng thay vì trả lời câu hỏi kiểu như “tại sao mẹ lại cho sữa vào tủ lạnh?” bằng “vì nếu không nó sẽ hỏng và bốc mùi”, các cha mẹ hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản: đổ sữa vào 2 cốc, giữ một cái trong tủ lạnh và một cái ở quầy bếp, cùng con kiểm tra chúng trong 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, để trẻ quan sát sự khác biệt giữa hai cốc.
Tất nhiên những việc như thế này sẽ mất thời gian, khi quỹ thời gian của bạn eo hẹp. Tuy nhiên, bạn không cần nhất thiết phải làm hàng ngày, mà có thể làm vào những lúc rảnh hoặc cuối tuần. Việc nhỏ này sẽ giúp cho đứa trẻ của bạn tăng sự tò mò, ưa khám phá, quan sát và đó là nền tảng quan trọng xây dựng sự tư duy từ khi trẻ còn nhỏ.
Tôi biết rằng có nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và tránh trả lời câu hỏi của trẻ, nhưng thực sự bạn sẽ giúp con đạt được nhiều kĩ năng khi kiên nhẫn trả lời các câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này. Trẻ thực sự muốn biết làm thế nào để làm được điều gì đó, ở đâu đó, hoặc tại sao điều gì đó xảy ra. Nhiều cha mẹ chọn cách trả lời thẳng câu hỏi và điều này có thể làm trẻ lười suy nghĩ. Hãy thử phản ứng của trẻ với tư cách đặt ngược một câu hỏi khác.
Ví dụ nếu con hỏi: “Ba ơi, đồ chơi này đã bị hỏng, làm cách nào để sửa…?” Với những câu trả lời như: “Được rồi, để đó ba sẽ lo”, hoặc “đó, con nghịch dữ quá, hỏng thì vứt vào thùng rác đi”… Bạn có nghĩ nó sẽ tốt cho tư duy của trẻ không? Tại sao chúng ta không thử với những câu hỏi: “Theo con, chúng ta nên làm gì với chúng?”… Điều này khuyến khích trẻ học hỏi và suy nghĩ tìm ra giải pháp.
Nếu cha mẹ cùng con đọc sách hoặc xem phim, hãy tạm dừng chương trình ở những khoảnh khắc quan trọng và hỏi trẻ “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao?” Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận. Thậm chí bạn có thể thực hiện việc này ngày trong những bữa tiệc của gia đình, bạn có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ sâu sắc chỉ bằng cách hỏi những câu hỏi như “Con nghĩ bữa tiệc này có vẻ là một ý tưởng hay không? Tại sao? “
Thực tế các bạn không cần một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và nhiều thời gian để rèn luyện cho những đứa trẻ của mình. Việc rèn luyện khả năng suy nghĩ cho trẻ cực kì đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Việc phát triển tư duy phê phán ở trẻ có thể bắt đầu từ những câu hỏi của chúng. Khi con gái tôi lần đầu tiên biết được xe cứu thương là gì, cháu nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát và hét lên “Xe cứu thương, ai đó bị thương!” Tôi có thể nói, “Không, đó là xe cảnh sát chứ không phải xe cấp cứu.”
Câu trả lời này rất dễ, nhưng nó chỉ mang thông điệp giải thích. Các bạn có thể nhẹ nhàng hỗ trợ cho trẻ phân tích để tránh ảnh hưởng đến việc hiểu lầm về điều này với những câu hỏi như “Tại sao con nghĩ đây là xe cứu thương?” “Làm thế nào đây giống như xe cứu thương?” “Con thấy nó có khác biệt gì với xe cứu thương con đã thấy?”
Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là thường xuyên tham gia vào các hoạt động thúc đẩy tư duy sáng tạo của chúng. Hãy tạo cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ, bắt đầu dựa trên các hình…Cùng với việc đứa trẻ của bạn lớn lên, bạn có thể tăng độ khó, cũng là tạo hứng thú cho con với những trò chơi từ các ô chữ, như việc ghép thêm từ thiếu vào ô trống. Hãy sử dụng từ câu chuyện đơn giản “Có một cô bé tên là… Cô bé ấy có người bạn tên là…” Cho đến những câu chuyện phức tạp hơn.
Có thể khi bạn đọc xong những gợi ý này, bạn cảm thấy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi khẳng định thêm lần nữa, những việc tưởng chừng vô ích này sẽ giúp đứa trẻ của bạn tạo ra những kết nối với khả năng tư duy ngay từ bé. Mặc dù đây là những cách được liệt kê cho trẻ 1-3 tuổi, nhưng bạn có thể sử dụng chúng cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Vui lòng cho tôi biết suy nghĩ của bạn về những điều này, và hãy thoải mái thêm những đề xuất khác vào danh sách này. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ!
Bigworks.vn tổng hợp
Cách giúp bạn làm việc ít đi nhưng thành công nhiều hơn
Có phải bạn luôn phải làm việc không ngừng nghỉ và nghĩ rằng nó sẽ đem lại hiệu quả cao. Bạn đang suy nghĩ sai lầm đấy! Không phải lúc nào “tham công tiếc việc” cũng là một việc tốt. Trên thực tế, việc bạn dành nhiều thời gian làm việc không quan trọng bằng cách sử dụng chúng như thế nào. Trong bài viết này sẽ “mách” bạn một số cách giúp bạn làm việc ít đi nhưng thành công nhiều hơn.
5 bước hình thành kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đối với sinh viên
Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có thể khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng thường xuyên rỗng túi. Trang bị ngay cho mình những bước sau để không thiếu trước hụt sau mỗi cuối tháng nhé!
Những kỹ năng học tập dành cho tân sinh viên
Bước vào cánh cửa đại học, các bạn tân sinh viên sẽ được tiếp xúc với phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Những kỹ năng học cơ bản dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn làm quen và học tập có hiệu quả.
Top 10 kỹ năng mềm của sinh viên được doanh nghiệp đánh giá cao
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mỗi công ty có nhu cầu tuyển nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, chỉ giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn cần có những kỹ năng mềm nhất định.
KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN
Kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên gồm những kỹ năng nào? Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm quan trọng như thế nào? Không rèn luyện kỹ năng mềm thì cuộc sống sẽ ra sao? Nên rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết bắt đầu từ khi nào? Đó là câu hỏi chúng tôi luôn nhận được từ sinh viên khi hỏi về kỹ năng mềm.
Kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi mầm non, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non là những kỹ năng gì?
5 cách đơn giản giúp kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ
Nhiều phụ huynh thường than phiền về việc con cái lười suy nghĩ, ngại tư duy, vậy đâu là lí do “tại sao con tôi lười suy nghĩ?”
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động thể chất
Trong thời buổi hiện nay, trẻ em đang dành nhiều thời gian hơn cho việc ngồi trước máy tính hay xem ti vi hơn là tham gia các hoạt động bên ngoài. Khi trẻ không hoạt động thể chất sẽ có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của con bạn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động với 5 lời khuyên dưới đây.
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?
♦ Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ con để con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu được. Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều học sinh thông minh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu, yếu các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nên gặp rất nhiều khó khăn trong
4 BƯỚC CÙNG CON GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SAU KHI “MẮC LỖI” THEO PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Theo Jane Nelsen – tác giả bộ sách Kỷ Luật Tích Cực, “sai lầm là cơ hội để học hỏi”. Nếu ba mẹ khắt khe với lỗi sai của trẻ thì sẽ không thể “buộc” trẻ làm tốt hơn lần sau. Ngược lại, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin, tò mò, sáng tạo và gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được điều đó.
TRẺ DÙNG SMARTPHONE SỚM DỄ BỊ XÂM HẠI
Theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen; Trên thế giới cứ 4 bé gái, một bé bị xâm hại tình dục. Các bé trai cũng không an toàn khi trung bình cứ 6 em, một bị xâm hại. Nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng quấy rối, xâm hại tình dục chỉ xảy ra ở bé gái.
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CỰC KÌ QUAN TRỌNG
Hàng loạt các vụ cáo buộc xâm hại trẻ em thời gian gần đây một lần nữa cảnh tỉnh cho các phụ huynh và xã hội về việc bảo vệ trẻ em khỏi những vấn nạn này. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được các chuyên gia giáo dục hàng đầu khuyên ba mẹ và nhà trường nên trang bị cho trẻ.
NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TIỂU HỌC MÀ BẠN CẦN GIÁO DỤC NGAY
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh tiểu học. Nếu được chú trọng trang bị những kỹ năng cần thiết ngay từ bậc học này, trẻ sẽ dàng thành công hơn trong tương lai. Vậy đâu là những kỹ năng sống cho trẻ mà ba mẹ cần giáo dục ngay?