Đặc điểm nhân sự ngành Quản trị kinh doanh

  1. Khái niệm ngành quản trị kinh doanh

            Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng đuợc đặt ra chính là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Hoạt động quản trị kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên.

Quản trị kinh doanh không can thiệp và quản trị toàn bộ một tổ chức, mà chỉ hướng đến thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức. Những hoạt động có liên quan bao gồm xây dựng các quy trình kinh doanh, hệ thống kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối đá hoá hiệu suất để tạo thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật, hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai.

  1. Đặc điểm nhân sự quản trị kinh doanh

2.1 Đặc điểm nhân sự

       Người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh luôn phải năng động, nhạy bén, tự tin, mạnh mẽ, có khả năng chịu được áp lực công việc, có sự cạnh tranh trong kinh doanh. Có khả năng ăn nói và thuyết phục người khác. Người có nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng còn là người hòa đồng và thích giao lưu, kết bạn.

        Để có thể phát triển và có sự thăng tiến hơn trong ngành quản trị kinh doanh, yêu cầu họ phải hiểu biết một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:

  • Kỹ năng xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh
  • Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường
  • Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh
  • Các kỹ năng về marketing, tiếp thị
    1. Môi trường làm việc

         Có cơ hội làm việc tại tất cả các đơn vị/công ty trên cả nước (và quốc tế). Hầu hết các tổ chức đều có hoạt động kinh doanh, và với một lượng lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp là không nhỏ. Với các kiến thức về chuyên môn, cùng các kỹ năng, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

  1. Các vị trí, công việc, nghề thường gặp trong ngành quản trị kinh doanh
  • Nhân viên kinh doanh
  • Trưởng nhóm kinh doanh
  • Trưởng phòng kinh doanh
  • Phó giám đốc kinh doanh
  • Giám đốc kinh doanh
  • Giám đốc điều hành

 Bài viết thuộc chủ đề 2. Quản trị kinh doanh