- Tầm quan trọng của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty.
- Các đầu việc và nhiệm vụ chung của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh thường chịu trách nhiệm phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng. Nhân viên kinh doanh đóng vai trò là người liên kết trực tiếp giữa công ty quảng cáo và khách hàng hiện tại, quản lý công việc hàng ngày và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Công việc hàng ngày của nhân viên kinh doanh
- Chịu trách nhiệm quản lý tài khoản hiện có và liên lạc với khách hàng và giải quyết xung đột
- Khám phá nhu cầu kinh doanh của khách hàng và đề xuất các giải pháp phù hợp
- Theo dõi và phối hợp tất cả các hoạt động xảy ra cho từng tài khoản
- Chuẩn bị báo cáo khách hàng thường xuyên và tham dự các cuộc họp của khách hàng
- Phân tích xu hướng và dự đoán tiếp thị và nghiên cứu các điều kiện thị trường để phát triển mục tiêu bán hàng và chiến lược tiếp thị
- Phát triển kế hoạch nhắm đến khách hàng mới
- Phát triển chiến lược tài khoản của công ty, chiến lược tiếp thị và các kênh truyền thông quảng cáo để giới thiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ tới các thị trường tiềm năng
- Giữ chân khách hàng hiện tại
- Đàm phán và chốt hợp đồng, duy trì mối quan hệ khách hàng tuyệt vời và liên tục xây dựng đường ống cơ hội
- Đánh giá các khía cạnh tài chính của phát triển kinh doanh
- Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nghề nhân viên kinh doanh
Một nhân viên kinh doanh cần phải hội tụ đủ các yếu tố như:
- Sự đam mê: bạn cần có tham vọng, luôn muốn đổi mới thay đổi bản thân tốt hơn với công việc hiện tại của mình, điều này sẽ giúp bạn tạo động lực cho những khó khăn trước mắt
- Sự kiên trì: luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, biết lắng nghe là những yếu tố giúp bạn rèn luyện những kỹ năng tốt nhất để thuyết phục khách hàng hiệu quả
- Sự quyết đoán: bạn cần có sự tự tin vào những quyết định của mình, đó là một phần yếu tố giúp bạn thành công
Ngoài ra, bạn cần các kỹ năng khác như:
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng và là một trong những yếu tố hàng đầu cần có của một nhân viên kinh doanh. Giao tiếp giúp bạn đàm phán và thỏa thuận tốt hơn với khách hàng, thông qua cách bạn trao đổi với khách hàng có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn và của công ty bạn, điều này giúp bạn tạo ra một lợi thế cạnh tranh hoàn hảo. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đảm bảo sự thuận lợi cho những lần hợp tác sau đó.
- Có vốn hiểu biết và chuẩn đoán tốt: Chắc chắn mỗi nhân viên kinh doanh cần có một vốn hiểu biết tốt, không cần phải biết quá nhiều nhưng vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội bạn cần phải biết, quan trọng nhất đó là bạn phải hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty mình. Mỗi khách hàng đều có hành vi, nhu cầu và tính cách khác nhau, chính vì vậy, bên cạnh vốn hiểu biết của mình, bạn cần có khả năng chuẩn đoán tốt để có thể dẫn dắt, thuyết phục và giúp khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.
- Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị: “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” trước khi bắt đầu một cuộc trao đổi, tư vấn với khách hàng bạn nên có sự chuẩn bị trước. Chuẩn bị trước mọi việc giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra và có một buổi trao đổi hợp tác suôn sẻ hơn với khách hàng của bạn.
- Kỹ năng hợp tác tốt: Kỹ năng hợp tác là sự kết nối của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng thiết lập ra giải pháp. Không chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn đến với khách hàng, hãy để khách hàng cảm thấy mình là một phần quan trọng trong công ty của bạn. Hãy để khách hàng cảm thấy tự tin khi thiết lập những giải pháp hợp tác hiệu quả cùng bạn. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn và khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty và bạn có thể hợp tác với khách hàng nhanh chóng.
Là nhân viên kinh doanh, bạn có thể thăng cấp lên các vị trí trưởng nhóm kinh doanh hoặc trưởng phòng kinh doanh hoặc trong tương lai xa hơn là giám đốc kinh doanh.