Mô tả vị trí Trưởng phòng kinh doanh

  1. Tầm quan trọng của Trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.

Để có được vị trí trưởng phòng kinh doanh người làm việc phải có trình độ chuyên môn tốt, nhạy bén và có khả năng tổ chức lãnh đạo. 

  1. Các đầu việc của Trưởng phòng kinh doanh

Nhiệm vụ chung của Trưởng phòng kinh doanh là lên kế hoạch và đảm bảo mục tiêu doanh thu theo chỉ tiêu được giao. Ngoài ra, là một quản lý, bạn phải có tố chất lãnh đạo, biết giao chỉ tiêu, quản lí đội ngũ nhân viên kinh doanh trong phòng.

  1. Công việc hàng ngày của Trưởng phòng kinh doanh
  • Phân loại khách hàng theo tiêu chí khách hàng mua sỉ. Thiết lập phương pháp tiếp cận từng loại khách hàng và đào tạo cho nhân viên.
  • Tham dự những hội thảo về bán hàng, tham dự những cuộc họp về bán hàng được tổ chức trong vùng, tổ chức những cuộc hội nghị khách hàng, trưng bày, triển lãm, tham dự khóa đào tạo, trả lời những bản câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nghiệp vụ bán hàng.
  • Báo cáo những thông tin phản hồi lại cho cấp trên, thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, cùng với cấp trên xử lý thông tin, đọc những bản tin thương mại, thu thập và báo cáo những thông tin thương mại.
  • Tìm thêm đại diện bán hàng mới, đào tạo cho đại diện bán hàng mới, cùng đi công tác đại diện bán hàng mới, giúp công ty xây dựng kế hoạch hoạt động bán hàng.
  • Tiếp đãi khách hàng: Mời khách hàng ăn trưa, giải khát, ăn tối, ăn tiệc, chơi golf, câu cá, đánh tennis
  • Phát hiện khách hàng tiềm năng. Trực tiếp giao dịch với khách hàng để giới thiệu và bán sản phẩm. Thực hiện các công việc liên quan đến hợp đồng và thanh lý. Thu thập thông tin về khách hàng và thị trường để xây dựng cơ sở dữ liệu cho phòng. Chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng tìm năng.
  • Tiếp thị: phát triển việc kinh doanh mới, sự báo thu nhập và đánh giá thông tin về cạnh tranh, về khách hàng và thị trường, Bán hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp, tự mình bán hàng cho khách hàng, Gọi điện thoại để bán hàng cùng với cá nhân viên chào hàng.
  • Tài chính: Lập kế hoạch dự toán ngân quỹ trình Giám đốc bán hàng xem xét, thực hiện theo kế hoạch ngân quỹ của công ty.
  • Dịch vụ sản phẩm Kiểm tra thiết bị, luôn hiện diện trong thời gian sửa chữa thiết bị, giám sát việc lắp đặt, tìm hiểu thêm về sản phẩm bằng việc theo dõi kỹ thụât viên thực hiện việc bảo trợ máy móc, đặt mua thêm thiết bị phụ tùng, hướng dẫn cách vận hành máy an toàn và những thao tác cần thiết khi máy gặp sự cố.
  • Lập kế hoạch hoạt động của cả kênh, xét duyệt kế hoạch làm việc của từng nhân viên kinh doanh đối với công tác tháng, công tác tuần.
  1. Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nghề trưởng phòng kinh doanh

Để đảm nhận được vị trí Trưởng phòng kinh doanh, bạn phải có hiểu biết về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh; quy trình sales. Bên cạnh đó, bạn phải có thái độ trung thực bảo mật kinh doanh, nhạy bén, năng lực sáng tạo và đổi mới.

Ngoài ra, bạn cần các kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Kỹ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking)
  • Kỹ năng quản trị xung đột
  • Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
  • Kỹ năng tạo ảnh hưởng
  • Kỹ năng đào tạo
  • Tư duy tập trung vào kết quả

Từ trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể tiến tới các vị trí cao hơn như Phó giám đốc kinh doanh, Giám đốc kinh doanh.

 Bài viết thuộc chủ đề 2. Quản trị kinh doanh