Đặc điểm nhân sự ngành Nhân sự

  1. Khái niệm ngành Nhân sự

Ngành nhân sự là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản lí toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp.

Ngành nhân sự được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự là làm các công việc liên quan tới quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động. Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược hơn, ví dụ: phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên... Quản trị nguồn nhân lực ngày càng được xem trọng hơn.

Ngoài ra, ngành nhân sự còn có các nghề khác như: săn đầu người – tiếp cận và thuyết phục nhân sự được khách hàng chỉ định về làm việc cho công ty khách hàng; tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; tư vấn quảng cáo tuyển dụng; tư vấn chiến lược nhân sự...

  1. Đặc điểm nhân sự ngành Nhân sự
    1. Đặc điểm nhân sự ngành Nhân sự
  • Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực

Có thể đối với các ngành nghề khác, bạn chỉ cần đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ. Nhưng đối với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống lại giúp bạn có được điểm cộng cực lớn đối với nhà tuyển dụng. Các kiến thức chuyên ngành như kinh doanh, luật, tài chính, marketing,… là vô cùng cần thiết đối với những người làm ngành này.

  • Có kỹ năng lãnh đạo

Yếu tố “kỹ năng lãnh đạo” là thực sự cần thiết đối với những người làm ngành nhân sự. Bởi lẽ những người này đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty, tập đoàn như Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự,… đòi hỏi óc tổ chức và giám sát để thực hiện những dự án, hoạt động mang tính chất vĩ mô.

  • Kỹ năng giao tiếp

Người quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một hoặc một nhóm người. Họ cần phải nhạy bén và khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.

  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả. Họ sẽ thay mặt doanh nghiệp để thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng; đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…. Hoặc họ sẽ thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp; sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.

  • Khả năng làm việc chịu được áp lực cao

Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có. Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như suýt soát nhau. Nếu bạn không luyện tập được kỹ năng trên bạn sẽ dễ căng thẳng, áp lực nhiều hơn.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.

  • Khả năng lắng nghe

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”. Họ luôn phải đi sâu sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một nhân viên nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.

  • Đọc vị người đối diện

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty, tránh tình trạng “nhảy việc”.

    1. Môi trường làm việc của ngành Nhân sự

Những người làm ngành nhân sự chủ yếu làm trong văn phòng đầy đủ tiện nghi. Họ ít khi phải ra ngoài. Bạn có thể xin vào bất cứ công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào,…

  1. Các vị trí công việc, nghề nghiệp thường gặp trong ngành Nhân sự
  • Chuyên viên chính sách đãi ngộ
  • Chuyên viên tuyển dụng
  • Chuyên viên đào tạo và phát triển nhân viên
  • Chuyên viên tiền lương và phúc lợi
  • Trưởng phòng nhân sự
  • Giám đốc nhân sự