Mô tả vị trí chuyên viên tiền lương và phúc lợi

  1. Tầm quan trọng của Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Trước đây, đa phần các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đến các khâu quản lý sản xuất hay tập trung đẩy mạnh kinh doanh mà “lãng quên” những vấn đề về quản lý nhân sự. Vì thế, khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, quy mô được nâng lên, họ thường lúng túng và “hoang mang” vì nguồn nhân lực đông, tổ chức lại lộn xộn, dẫn đến tỷ lệ nhân viên bỏ việc nhiều vì sự cạnh tranh, phúc lợi không đảm bảo… Chính vì vậy, nghề nhân sự, đặc biệt là nhân sự tiền lương và phúc lợi ngày càng có chỗ đứng trong doanh nghiệp. Bởi nghề này được coi là mắt xích cầu nối giữa nhân viên và chủ doanh nghiệp; cuộc sống của cán bộ nhân viên có đảm bảo thì mới “lập nghiệp”, cống hiến giúp công ty phát triển.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Các đầu việc của Chuyên viên tiền lương và phúc lợi là thiết kế cơ cấu lương, thiết kế cơ cấu thưởng, trả lương và phúc lợi, gia tăng giá trị mang lại cho nhân viên, thiết kế cơ cấu lương thưởng phúc lợi, quản lí lĩnh vực bảo hiểm xã hội,...

  1. Công việc hàng ngày của Chuyên viên tiền lương và phúc lợi
  • Theo dõi và thực hiện các thủ tục theo chính sách về chế độ phúc lợi (sinh nhật, hiếu, hỉ, ốm đau,...) cho cán bộ nhân viên của công ty.
  • Thực hiện chấm công cho toàn bộ nhân viên theo đúng nội quy, quy định của công ty
  • Tham gia xây dựng về các chính sách, quy trình, quy định liên quan đến tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi - đãi ngộ của công ty
  • Thực hiện báo tăng, giảm lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội
  • Đối chiếu và thành toán tiền Bảo hiểm bắt buộc định kỳ hàng tháng với Cơ quan Bảo hiểm
  • Quản lý sổ Bảo hiểm xã hội (làm thủ tục cấp mới sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên nghỉ việc, chỉnh sửa sổ,...)
  • Tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ nhân viên hoàn thiện hồ sơ thanh toán chế độ bảo hiểm. Làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên (ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,...)
  • Soạn thảo và theo dõi hợp đồng lao động của nhân viên toàn Công ty.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng bộ phận.
  1. Cơ hội phát triển thăng tiến của Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Để làm được Chuyên viên tiền lương và phúc lợi, bạn phải am hiểu chuyên môn lĩnh vực nhân sự, chuyên môn về chính sách tiền lương và phúc lợi; am hiểu luật lao động Việt Nam, luật Bảo hiểm xã hội và các quy định khác có liên quan đến lĩnh vực nhân sự. Ngoài ra, bạn phải có các kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý,… thì cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc sẽ cao.

Từ vị trí này, bạn có cơ hội phát triển lên các vị trí quản lý như Trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự,…