Mô tả vị trí Chuyên viên tuyển dụng

  1. Tầm quan trọng của Chuyên viên tuyển dụng

Công việc của Chuyên viên tuyển dụng như một thanh nam châm “hút” tất cả người tài về cho công ty. Vì thế, họ cũng khá áp lực khi phải “cân não” để chọn đúng người và phù hợp với nhu cầu nhân sự. Nhưng đây cũng là một công việc khá thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người và nhiều cá tính khác nhau.

Chuyên viên tuyển dụng được xem như là chuyên gia “săn đầu người”, họ sẽ là những người đảm bảo nhu cầu và chất lượng nhân sự cho công ty. Đây là bộ phận đóng góp không nhỏ cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của Chuyên viên tuyển dụng

Nhiệm vụ chung của Chuyên viên tuyển dụng là tìm kiếm các ứng viên và tuyển dụng những nhân sự chất lượng cao.

  1. Công việc hàng ngày của Chuyên viên tuyển dụng
  • Sàng lọc CV/Résumé và lưu trữ hồ sơ của ứng viên;
  • Sắp xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên;
  • Thực hiện sơ tuyển ứng viên qua điện thoại hoặc trực tiếp;
  • Điều phối các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý tuyển dụng;
  • Kiểm tra đánh giá năng lực của ứng viên;
  • Tổ chức các sự kiện nhằm thu hút nhân sự;
  • Xây dựng mạng lưới ứng viên sáng giá phục vụ nhu cầu tuyển dụng;
  • Soạn văn bản, các loại thư từ: thư xác nhận, thư từ chối, báo cáo tuyển dụng;
  • Cung cấp thông tin về chính sách, quyền lợi ,nghĩa vụ cho nhân viên mới.
  1. Định hướng phát triển và cơ hội thăng tiến của Chuyên viên tuyển dụng

Để theo được nghề tuyển dụng, bạn cần rất nhiều yếu tố. Điều đầu tiên, đó là tự tin. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong vai trò tuyển dụng, nhưng bạn phải khéo léo thể hiện sự tự tin về dịch vụ/ sản phẩm, thương hiệu của công ty mà không làm cho người đối diện đánh giá là kiêu ngạo hay tự mãn.

Thứ hai, đặc điểm chung của những người tuyển dụng xuất sắc là khả năng lắng nghe tốt. Bạn không những cần đặt đúng câu hỏi mà còn phải lắng nghe kỹ càng câu trả lời của ứng viên và khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của cả hai bên.

Thứ ba, kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là nghề làm việc với con người. Khi gặp gỡ và tiếp xúc với ứng viên và khách hàng thì bạn phải luôn lịch sự và chuyên nghiệp trên tất cả các phương tiện giao tiếp: qua emai, gặp gỡ trực tiếp và dĩ nhiên là trên cả các mạng xã hội nữa.

Ngoài ra, bạn còn cần kỹ năng quản lý thời gian; chịu được áp lực cao,…

Từ vị trí chuyên viên tuyển dụng, bạn có cơ hội phát triển lên các vị trí quản lý như Trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự,…