Mô tả nghề công nhân chế biến thực phẩm

  1. Tầm quan trọng của nhân công chế biến thực phẩm

Nhân công chế biến giữ một vai trò khá quan trọng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, đồ uống. Tuy nhiên nhân công chế biến dễ bị thay thế bởi đây là nghề lao động phổ thông, đại trà trong các nhà máy.

Bên cạnh các dây chuyền sản xuất, nhân công chế biến là người đứng máy chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của nhà máy, là người sàng lọc sản phẩm, phát hiện ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và sàng lọc, loại bỏ đi những sản phẩm kém chất lượng.

  1. Các đầu việc và nhiệm vụ chung của nhân công chế biến thực phẩm

Nhân công chế biến trong các nhà máy đóng gói thực phẩm, giữ nhiều vai trò như đóng gói sản phẩm, kiểm kê số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phát hiện và sàng lọc sản phẩm kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm, dán nhãn mác hoặc bao bì sản phẩm,… Tùy vào mặt hàng, nguồn hàng của công việc mà nhân viên chế biến sẽ đảm đương những nhiệm vụ và vai trò khác nhau.

  1. Công việc hàng ngày của nhân công chế biến

Nhân công chế biến thực phẩm (tùy vào sản phẩm mà công ty kinh doanh) thường làm những công việc sau trong một ngày:

  • Pha chế, sơ chế sản phẩm.
  • Đóng gói sản phẩm vào khay, hộp, lọ.
  • Vệ sinh sản phẩm (đối với những sản phẩm cần tiệt trùng hoặc hút khí, túi đựng chống vi khuẩn) lại có những công đoạn khác nhau.
  • Cắt thái, pha chế, tỉa tạo hình đối với những sản phẩm chuyển qua công đoạn khác (ví dụ như: hoa quả trong siêu thị chưa bán hết có thể chuyển qua làm nước ép hoặc đồ uống).
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng thu dọn và trưng bày sản phẩm.
  1. Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của công nhân chế biến

Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…). Ngành này đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt vì phải làm việc theo ca, trực đêm; cần cù, chịu khó; tỉ mỉ trong công việc.

Nhân công chế biến sản phẩm nếu hết lòng cố gắng trong công việc của mình hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được bổ nhiệm hoặc thăng cấp lên các vị trí như: quản đốc, quản lý nhân công, giám sát viên, tổ trưởng tổ sản xuất…