- Tầm quan trọng của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Nhân viên kiểm tra chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất là người đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất. Họ phải đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
Nhân viên kiểm soát chất lượng thường được chia thành 3 vị trí: nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào, nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất, nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra.
- Các kỹ năng của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Vị trí này yêu cầu người đảm nhận cần phải có những kĩ năng trong các đầu việc sau:
- Kỹ năng giám sát: để nhanh chóng phát hiện những sai sót, lỗi kỹ thuật trong quy trình kiểm soát được phân công.
- Kỹ năng quản lý công nhân: với nhân viên quản lý chất lượng quy trình sản xuất, vị trí này cần phải có kỹ năng quản lý công nhân để quản lý năng suất làm việc của người lao động, điều phối nhân sự hợp lý để đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm…
- Kỹ năng xử lý sự cố: trong quá trình sản xuất sản phẩm, sự cố là điều khó tránh khỏi, do đó mà nhân viên kiểm soát chất lượng cần phải có kỹ năng này để nhanh chóng đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả…
- Công việc hàng ngày của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm trong các nhà máy – doanh nghiệp sản xuất đảm nhận các công việc sau đây:
- Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng thực phẩm (tiêu chuẩn ASME, tiêu chuẩn ISO…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình, hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
- Kiểm soát quy trình làm việc của công nhân, đảm bảo quy trình sản xuất.
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp.
- Cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường.
- Phối hợp với nhân viên hoặc trưởng phòng của các phòng, ban trên triển khai – giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
- Phối hợp với bộ phận sản xuất, giới thiệu sản phẩm – tiêu chuẩn chất lượng khi có khách hàng đánh giá doanh nghiệp.
- Tham gia đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất thực phẩm của doanh nghiệp.
- Quản lý hồ sơ và các chứng nhận theo quy trình quy định.
- Thực hiện việc đánh giá các nhà cung cấp thực phẩm, nhà thầu phụ của doanh nghiệp…
- Định hướng phát triển cơ hội thăng tiến của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Với vị trí này, bạn cần có khả năng làm việc độc lập, cần ít sự giám sát; tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi; cẩn thận, trung thực và linh hoạt…
Nhân viên kiểm soát chất lượng nếu hết lòng cố gắng trong công việc của mình hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được bổ nhiệm hoặc thăng cấp lên các vị trí như: trưởng phòng điều hành phát triển sản phẩm hoặc giám đốc bộ phận kiểm soát chất lượng.