1.Tầm quan trọng của nghề giám sát nhà hàng trong đơn vị tổ chức
Nhân viên Giám sát là một nhân tố quan trọng không thể thiếu. Họ giữ trọng trách trong việc giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng cũng như theo dõi lịch và cách làm việc của các cấp nhân viên. Để đảm nhiệm vị trí này, bên cạnh bằng cấp, kiến thức, họ còn phải có kỹ năng.
Là một trong những người giữ trọng trách lớn trong sự phát triển của nhà hàng nên người Giám sát phải trang bị cho mình những kỹ năng để hoàn thành tốt công việc cũng như được nhân viên nể trọng hơn.
2. Các đầu việc, nhiệm vụ chính mà nghề giám sát nhà hàng đảm nhiệm
3. Công việc hằng ngày của giám sát nhà hàng
- Chia ca làm việc, kiểm tra tác phong đồng phục, kỹ năng phục vụ của nhân viên phục vụ, bàn, bar.
- Nhận yêu cầu từ các bộ phận và phân công công việc cho các nhân viên chuyên trách.
- Theo dõi các hoạt động chuẩn bị đầu ca làm việc của nhân viên, đánh giá chất lượng công việc thực hiện.
- Đảm bảo các khâu chuẩn bị đã sẵn sàng trước khi phục vụ khách hàng.
- Giám sát quy trình phục vụ của nhân viên đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ của khách sạn – nhà hàng, khách hàng được hài lòng.
- Linh hoạt điều động nhân viên hỗ trợ làm việc khi đông khách.
- Hỗ trợ quy trình setup và phục vụ khách hàng.
- Tiếp nhận các yêu cầu đặc biệt, phản hồi của khách và phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết thỏa đáng để khách hài lòng.
- Chủ động giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình phục vụ, thanh toán theo đúng nghiệp vụ tiêu chuẩn của khách sạn – nhà hàng.
- Tiến hành xử lý các phàn nàn về chất lượng dịch vụ để tránh lặp lại lỗi tương tự và lưu nội dung vào sổ giám sát.
- Tiếp nhận các thông tin góp ý và triển khai thực hiện khi được thông qua để cải thiện chất lượng phục vụ.
- Trực tiếp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới theo tiêu chuẩn của khách sạn – nhà hàng.
- Tổ chức triển khai, giám sát và đảm bảo tính hiệu quả các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận.
- Triển khai thực hiện các chương trình marketing, phối hợp với các bộ phận liên quan phục vụ khách hàng.
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ do khách sạn – nhà hàng tổ chức hoặc liên kết tổ chức.
- Hướng dẫn nhân viên tuân thủ các quy định về an ninh, phòng cháy chữa cháy.
- Quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ quá trình làm việc. (Vệ sinh, bảo quản đúng nơi quy định, định kỳ bảo trì, bảo dưỡng…)
- Đề xuất ghi nhận thành tích làm việc tốt của những nhân viên tích cực.
- Đánh giá, báo cáo kết quả làm việc của nhân sự cho quản lý.
- Thay mặt quản lý nhà hàng điều hành các cuộc họp giao ca.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhân viên làm việc trong bộ phận và tinh thần làm việc nhóm với các bộ phận khác.
- Làm các báo cáo theo quy định hay yêu cầu đột xuất của quản lý.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên phân công.
4. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội phát triển của nghề giám sát nhà hàng
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ẩm thực vừa mang đến cơ hội tăng trưởng cho các nhà hàng nhưng cũng đem lại nhiều thách thức cho những đơn vị cùng ngành. Các nhà hàng ra đời ngày càng nhiều đồng nghĩa với sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Do vậy, không khó hiểu tại sao nhu cầu tuyển dụng Giám sát nhà hàng lại tăng lên. Một Giám sát giỏi không chỉ giúp “bộ máy hoạt động” tại nhà hàng ổn định và “vận hành trơn tru” hơn mà còn giúp việc kinh doanh tốt lên nhờ vào chiến lược giữ chân khách hàng.
Qua đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của Giám sát trong nhà hàng là rất lớn. Song không phải ai cũng hiểu được công việc thường ngày của một Giám sát. Giám sát nhà hàng cần trang bị cho mình nhiều kiến thức kỹ năng mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc.
Khi đã có kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm, giám sát nhà hàng có thể được giữ vai trò quan trọng hơn như giám sát trưởng, quản lý nhà hàng...