1.Tầm quan trọng của vị trí quản lý khách sạn trong đơn vị tổ chức
Theo một cách đơn giản nhất, chúng ta có thể hiểu rằng, quản lý khách sạn là việc quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hoạt động kinh doanh hợp lý nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý khách sạn bao gồm các hoạt động như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, quản lý cơ sở vật chất – trang thiết bị khách sạn, quản lý khách hàng – giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện,giải quyết rủi ro, hoạch định chiến lược mục tiêu – kế hoạch kinh doanh của khách sạn trong ngắn hạn và dài hạn… Công việc trong vị trí quản lý khách sạn rất đa dạng, yêu cầu người quản lý phải có khả năng đảm nhận và linh hoạt.
2. Các đầu việc mà quản lý khách sạn phụ trách, nhiệm vụ chung
Người quản lý khách sạn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thường nhật của khách sạn và nhân viên. Họ có trách nhiệm giải trình các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc lập ngân sách và quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo tất cả các dịch vụ khách sạn, bao gồm cả bộ phận tiền sảnh (lễ tân, thông tin và hỗ trợ hành lý, đặt giữ buồng), phục vụ nhà hàng và phục vụ buồng. Trong các khách sạn lớn, người quản lý thường có báo cáo cụ thể (dịch vụ khách hàng, kế toán, tiếp thị) và xây dựng một đội ngũ quản lý chung.
Bên cạnh việc quan sát tổng quan chiến lược và lập kế hoạch trước để tối đa hóa lợi nhuận, người quản lý cũng phải chú ý đến các chi tiết, làm gương cho nhân viên để đưa ra một tiêu chuẩn cho dịch vụ và phong cách thể hiện, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách. Quản lý kinh doanh và quản lý con người là những yếu tố quan trọng tương đương nhau.
3. Công việc hằng ngày của quản lý khách sạn
4. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến của quản lý khách sạn
Khi công nghệ ngày càng phát triển và mọi người đi du lịch nhiều hơn, các xu hướng đang thay đổi nhanh chóng. Người làm trong ngành khách sạn cần phải tìm hiểu và thích nghi với các xu hướng mới nổi này để nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách.
Đây cũng là cơ hội và thách thức lớn đối với những chủ khách sạn truyền thống hiện nay.
Quản lý khách sạn đôi khi sẽ là chủ khách sạn, nhưng không vì thế mà cơ hội thăng tiến hay phát triển của người quản lý khách sạn là không có. Người quản lý khách sạn có thể phát triển theo mô hình chuỗi, hay hệ sinh thái du lịch khách sạn trong và ngoài nước.